Người Mỹ 'nghiện nợ' như thế nào: Thế hệ sắp nghỉ hưu ôm khoản vay hơn 140 nghìn đô, vẫn chật vật trả nợ sinh viên
Theo dữ liệu từ nghiên cứu về nợ tiêu dùng của Experian, năm 2020, các khoản nợ tiêu dùng quá hạn tại Mỹ đã đạt mức 14,88 nghìn tỷ USD.
- 26-10-2021Từng bị bán khống nhiều nhất trên Phố Wall, yếu tố nào giúp Tesla gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ đô và trở thành công ty lớn nhất nhì nước Mỹ?
- 25-10-2021Giới trẻ ngày càng ủng hộ trào lưu 'nằm yên mặc kệ sự đời', Trung Quốc lo sốt vó 'giấc mộng Trung Hoa' đổ bể
Từ những khoản vay sinh viên, nợ mua ô tô cho đến thẻ tín dụng, người Mỹ đang ôm khoản nợ lớn dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo dữ liệu từ nghiên cứu về nợ tiêu dùng của Experian, năm 2020, các khoản nợ tiêu dùng quá hạn tại Mỹ đã đạt mức 14,88 nghìn tỷ USD.
Con số này tăng hơn 3 nghìn tỷ USD so với mức 11,32 nghìn tỷ USD trong năm 2010. Theo đó, trung bình, mỗi cá nhân ở Mỹ nợ 92.727 USD. Tuy nhiên, gánh nặng nợ lại chủ yếu tập trung ở một số thế hệ và cá nhân.
Dưới đây là khoản nợ trung bình mà mỗi thế hệ ở Mỹ nắm giữ, bao gồm nợ thẻ tín dụng, vay sinh viên, nơ cá nhân và nợ mua ô tô (không bao gồm nợ thế chấp).
Thế hệ Z: 16.043 USD
Thế hệ Z – những người ở độ tuổi từ 18 đến 23, có khoản nợ trung bình là 16.043 USD. 1/8 trong số đó là nợ thẻ tín dụng, khi mỗi người trung bình đã vay khoảng 1.963 USD.
Theo Greg McBride – nhân viên kế toán và nhà phân tích tài chính tại Bankrate, đối với những người trẻ tuổi, nợ thẻ tín dụng là điều nguy hiểm nhất. Ông nói: "Bạn không chỉ muốn trả số tiền đó càng nhanh càng tốt, mà còn muốn tránh việc nó tăng lên. Nợ thẻ tín dụng có xu hướng là khoản nợ có lãi suất cao nhất mà người Mỹ phải gánh."
Shari Grego Reiches – nhà quản lý tài sản và chuyên gia hành vi tài chính, cho biết, điều quan trọng đối với những người dùng thẻ tín dụng lần đầu là là phải hiểu rằng các bên cho vay muốn khách hàng chịu mức lãi tới 25%. Do đó, khách hàng không nên chi tiêu nhiều hơn khả năng chi trả của họ.
Bà nói: "Các công ty phát hành thẻ tín dụng thường thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu. Nhưng có thể đó là một cái bẫy, đó là một ‘cuộc chiến’ thanh toán không bao giờ kết thúc."
Thế hệ Y: 87.488 USD
Millennial – những người ở đầu thế hệ này đã bước sang tuổi 40, có khoản nợ trung bình cao hơn so với thế hệ đi sau. Thế hệ Y ở Mỹ đang "ôm" khoản nợ trung bình là 87.448 USD, với nợ sinh viên là gần 39.000 USD. Ngoài ra, thế hệ này cũng có khoản nợ thế chấp trung bình là 237.349 USD.
Grego Reiches nhận định, khi nhiều thành viên của thế hệ này trở thành các bậc phụ huynh và chủ nhà, họ đang có rất ít thời gian để chi trả hết những khoản nợ này.
Thế hệ X: 140.643 USD
Ở độ tuổi từ 41 đến 56, thế hệ X có nhiều kinh nghiệm sống và có khoản nợ trung bình cao nhất so với các thế hệ ở Mỹ. Nhiều thành viên thế hệ X đang cho con đi học đại học, trong khi vẫn chưa trả khoản nợ sinh viên trung bình hơn 45.000 USD.
McBride lưu ý thế hệ này cần chú trọng hơn đến khoản nợ chưa thanh toán của bản thân. Ông nhận định: "Thế hệ X cần tránh gánh nặng nợ khác đối với việc học hành của con cái. Con họ có thể nhận hỗ trợ tài chính để đi học, nhưng họ lại không có sự hậu thuẫn đó để nghỉ hưu."
Baby boomer: 97.290 USD
Khoản nợ trung bình của thế hệ có người lớn tuổi nhất là 75 thấp hơn đáng kể so với thế hệ đi sau, với 97.290 USD. Con số này đã bao gồm các khoản nợ cá nhân trung bình là 19.700 USD và nợ thẻ tín dụng 6.043 USD. Ngoài ra, nợ thế chấp là 178.688 USD dù đã chuẩn bị nghỉ hưu.
Tham khảo CNBC