Người nghỉ hưu có được cải cách tiền lương không?
Hiện lương hưu chi theo mức lương cơ sở, khi bỏ lương cơ sở từ 1/7/2024 thì sẽ tính tiền lương của người nghỉ hưu thế nào? Họ có được cải cách tiền lương cùng với khu vực công hay không? Nếu cải cách thì mức tăng là bao nhiêu phần trăm?
- 25-10-2023Triển vọng kinh tế Mỹ khả quan sẽ có tác động gì đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023?
- 25-10-2023Một địa phương Trung Bộ vừa nhận dự án ‘siêu khủng’ từ nước ngoài, gấp 12 lần tổng vốn đầu tư 8 tháng
- 25-10-2023Gần 3.650 ngày thi công, "nhà hát dưới lòng đất" thuộc tuyến metro 43.700 tỷ có gì?
Cần thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương
Một trong những vấn đề rất được dư luận đang rất quan tâm là lộ trình cải cách tiền lương sắp tới. Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tháng 5/2018, Trung ương đã thông qua Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương.
Đây là một quyết định rất lớn nhưng 7 năm qua, chúng ta cũng chưa thực hiện được, việc điều chỉnh lương hàng năm cũng chỉ là bù trượt giá chứ chưa phải là cải cách tiền lương.
“Đây chính là thời điểm chín muồi để cải cách tiền lương, chúng ta cũng đã chuẩn bị đủ điều kiện để thực hiện. Lương là giá cả và sức lao động, đầu tư cho cải cách tiền lương chính là đầu tư cho phát triển”- Tư lệnh ngành LĐTBXH khẳng định.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện nay, lương kỹ sư ra trường chỉ ở mức 3,5 triệu đồng, thấp hơn cả lương tối thiểu vùng mức thấp nhất.
Trong khi chúng ta đặt vấn đề tiền lương phải đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia dình họ. Do đó, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cần thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương.
Cải cách tiền lương khu vực công phải đi đôi với cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp nhà nước
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý khi cải cách tiền lương, có hai vấn đề cần quan tâm:
Thứ nhất , đó là cải cách tiền lương khu vực công phải đi đôi với cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cải cách tiền lương khu vực công thì điều quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở, trả lương theo vị trí việc làm và chúng ta ban hành 5 thang bảng lương, trong đó, công chức có hai thang bảng lương, còn lực lượng vũ trang có 3 thang bảng lương.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, dứt khoát phải cải cách tiền lương bởi hiện nay đang có tình trạng, doanh nghiệp thì thua lỗ, công nhân thu nhập rất thấp nhưng người quản lý ăn lương rất cao vì họ đang hưởng bảng lương hoàn toàn khác với lương của người lao động.
Về nguyên tắc, cải cách tiền lương của doanh nghiệp cũng phải tuân thủ những nội dung của cải cách tiền lương, đó là người quản lý phải ăn lương cùng người lao động, nếu lợi nhuận cao thì lương của người quản lý cao và người lao động cũng cao và ngược lại.
Đồng thời, phải tách người quản lý với người giám sát. Nhà nước sẽ không can thiệp, doanh nghiệp toàn quyền ban hành thang bảng lương, nhà nước chỉ đưa ra mức lương tối thiểu.
Bỏ lương cơ sở thì tính lương người nghỉ hưu như thế nào?
Thứ hai , khi cải cách tiền lương cũng cần phải xem xét đến lương cho người nghỉ hưu và đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo Bộ trưởng, hiện lương hưu được chi theo mức lương cơ sở, khi bỏ lương cơ sở từ 1/7/2024 thì sẽ tính lương của người nghỉ hưu thế nào. Những đang người hưởng lương hưu có được cải cách tiền lương cùng với khu vực công hay không, nếu cải cách thì mức tăng là bao nhiêu phần trăm?
“Do đó tôi đề nghị, cải cách tiền lương khu vực công phải đi đôi với cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp và điều chỉnh một cách phù hợp tiền lương của người nghỉ hưu và các đối tượng xã hội khác”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Tăng lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bình quân 7%/năm
Theo Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch COVID-19, Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong năm 2025, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương từ ngày 01/7/2024.
Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.
Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp./.
Báo Chính phủ