Người Nhật dựa vào đâu nhận được nhiều giải Nobel nhất Châu Á? 4 điều gia quy của các bà mẹ Nhật Bản xứng đáng để chúng ta học tập
Người Nhật Bản làm nên được thành công như vậy tất nhiên do nhiều nguyên nhân tạo thành, và đây cũng chỉ là một trong những dẫn chứng trong sự tiến bộ cũng như giáo dục hiệu quả của người Nhật, bởi lẽ, muốn thành công, trước tiên ai cũng cần phải có một nền tảng lâu dài và chắc chắn.
- 25-06-202018 thứ chỉ Nhật Bản mới có khiến thế giới tròn mắt thán phục: Thứ số 11 nhiều người không biết
- 25-06-2020Bí quyết sống thọ của vị bác sĩ người Nhật 105 tuổi: Điều số 6 nhiều người đến cuối cuộc đời vẫn loay hoay đi tìm
- 24-06-2020Suýt thay đổi luật vì không có người kế vị nhưng đến khi hoàng tử chào đời, Hoàng gia Nhật lại dạy dỗ con "lạ lùng" như thế này
Chúng ta đều biết, Nobel là giải thưởng cấp quốc tế vô cùng cao quý, và không phải ai cũng có thể giành được nó. Theo thống kê, từ năm 2000 tới năm 2019, Nhật Bản lần lượt có 17 người đoạt giải thưởng Nobel, và hầu hết đều là giải thưởng về khoa học tự nhiên.
Năm 2000, Shirakawa Hideki, Giải thưởng Hóa học.
Năm 2001, Noyori Ryōji, Giải thưởng Hóa học.
Năm 2002, Tanaka Kōichi, Giải thưởng Hóa học.
Năm 2002, Koshiba Masatoshi, Giải thưởng vật lý.
Năm 2008, Masukawa Toshihide, Giả thưởng vật lý.
Năm 2008, Shimomura Osamu, Giải thưởng Hóa học.
Năm 2010, Suzuki Akira, Negishi Eiichi, Giải thưởng Hóa học
Năm 2012, Yamanaka Shin'ya, Giải thưởng y học.
Năm 2014, Akasaki Isamu, Amano Hiroshi, Nakamura Shuji, Giải thưởng vật lý.
Năm 2015, Kajita Takaaki, Giải thưởng vật lý học.
Năm 2015, Ōmura Satoshi, Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học.
Năm 2016, Ōsumi Yoshinori, Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học.
Năm 2018, Honjo Tasuku, Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học.
Năm 2019, Yoshino Akira, Giải thưởng Hóa học.
Người Nhật Bản làm nên được thành công như vậy tất nhiên do nhiều nguyên nhân tạo thành, và đây cũng chỉ là một trong những dẫn chứng trong sự tiến bộ cũng như giáo dục hiệu quả của người Nhật, bởi lẽ, muốn thành công, trước tiên ai cũng cần phải có một nền tảng lâu dài và chắc chắn.
Và một trong những nền tảng đó được hình thành thông qua việc các bà mẹ Nhật Bản ngay từ khi con cái họ 1 tuổi, đã bắt đầu lập ra gia quy cho chúng.
Nói tới chuyện lập "gia quy" có lẽ có rất nhiều bậc phụ huynh sẽ không tán đồng, có người cho rằng con cái trong giai đoạn phát triển nên có sự tự do, loại bỏ đi những ràng buộc không cần thiết sẽ giúp con cái phát triển tốt hơn. Thực ra cái gọi là đặt ra "gia quy" cho con trẻ, thực ra là đang rèn luyện năng lực và sự phát triển cho bé.
4 điều gia quy của các bà mẹ Nhật Bản, áp dụng bắt đầu từ khi con 1 tuổi.
1. Không thêm phiền phức cho người khác
Trẻ em Nhật bản thấm nhuần từ rất sớm tư tưởng "đừng thêm phiền phức cho người khác."
Đồng thời trong cuộc sống, các bà mẹ sẽ không ngừng củng cố khái niệm này cho các con mình. Họ để con biết thế nào là độc lập, việc của mình phải tự mình làm. Có thể bạn từng gặp ở đâu đó rất nhiều hiện tượng như này, đó là ở cổng trường mẫu giáo, ba mẹ thường đeo hoặc cầm balo dùm cho con cái, con cái không phải cầm bất cứ thứ gì.
Nhưng ở Nhật Bản thì ngược lại, các bé luôn tự đeo balo của mình, rác sẽ vứt vào thùng rác hoặc nếu không sẽ cất tạm vào balo của mình. Chỉ cần là việc mà mình có thể làm, các em sẽ không làm phiền tới người khác. Các bà mẹ Nhật Bản thông qua điều gia quy này rèn luyện cho con trẻ tính độc lập, và điều này cũng vô cùng có lợi cho quá trình trưởng thành của các bé.
2. Khi bị bắt nạt, học cách phản kháng
Sau một vài cuộc phỏng vấn, tôi phát hiện ra rằng có nhiều người lớn đã từng bị bắt nạt khi còn đi học, và bóng đen của việc bắt nạt ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của họ trong một thời gian dài. Tất nhiên, việc trẻ em cãi nhau là điều không thể tránh khỏi, nhưng luôn tồn tại một số những thành phần cá biệt chuyên đi bắt nạt các bạn khác. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em lại chọn cách chịu đựng và không lên tiếng khi bị bắt nạt.
Bị bắt nạt trong thời gian dài như vậy sẽ gieo mầm hận thù vào trái tim trẻ, điều này rất xấu cho sự phát triển của trẻ. Về mặt này, các bà mẹ Nhật Bản luôn dạy con rằng bằng cách này hoặc cách khác, con phải học cách phản kháng lại. Chỉ khi tự lực thì con mới trở nên mạnh mẽ hơn. Họ đồng thời cũng sẽ giáo dục trẻ em kết bạn nhiều hơn, mở rộng vòng tròn bạn bè của mình, gia tăng sức mạnh của bảo vệ nhóm.
3. Không được nói dối, nếu không sẽ mất đi sự tin tưởng của người khác
Trung thực, giữ chữ tín là một đức tính quan trọng mà các bà mẹ Nhật Bản luôn nhấn mạnh với con cái. Nếu con trẻ thường xuyên nói dối, lươn lẹo, lâu dần, sẽ trở thành một người không đáng tin.
Rất nhiều con trẻ khi còn nhỏ đều có xuất hiện hiện tượng nói dối, chẳng hạn như vô tình làm đổ cốc sữa, nhưng vì sợ ba mẹ mắng nên tìm cách chống chế, hoặc chẳng hạn như bớt tiền ăn sáng ba mẹ cho để mua một món đồ chơi nào đó rồi nói dối ba mẹ là mình đã ăn sáng…
Tất nhiên, trẻ con không giỏi nói dối, các bà mẹ rất dễ có thể nhìn ra được điều này, vì vậy, những lúc như vậy, các bà mẹ Nhật vừa nghiêm khắc vừa dịu dàng nói với con về tầm quan trọng của sự trung thực, và đừng đợi tới lúc quá muộn rồi mới nhận ra lỗi sai của mình. Giáo dục con cái về sự tin cậy, đồng thời cũng giúp kéo gần khoảng cách của con với người khác hay của con với ba mẹ, giúp ba mẹ hiểu con hơn và cũng giúp con hiểu ra rằng thực ra sai và nhận lỗi là điều tốt đẹp hơn cả, và con cần phải bồi dưỡng cho mình thói quen tốt này ngay cả khi còn nhỏ như vậy.
4. Bồi dưỡng thói quen đọc ngay từ khi còn nhỏ
Nhà triết học Francis Bacon từng nói: "Sách là con thuyền tư tưởng phiêu du giữa những làn sóng của thời đại, nó không ngừng vận chuyển hàng hóa quý giá bên trong mình cho từng thế hệ một cách vô cùng cẩn thận."
Tầm quan trọng của việc đọc sách trước giờ là không thể phủ nhận. Và các bà mẹ Nhật Bản cũng vô cùng xem trọng năng lực đọc sách của con cái. Họ cho rằng con cái có hứng thú với việc đọc sách đồng nghĩa với việc có cho mình năng lực tự học, đọc sách là cơ sở của học tập, chưa kể đọc sách có thể giúp phát triển thêm rất nhiều phương diện năng lực khác, chẳng hạn như sự tự giác kỉ luật, kiên nhẫn, sức tưởng tượng…
Vì vậy, bồi dưỡng cho trẻ thói quen đọc sách ngay từ nhỏ là một điều khá cần thiết, để con trẻ cảm nhận thế giới rộng lớn, khám phá tương lai và những điều kì bí, mới mẻ thông qua đọc sách, thay vì suốt ngày chiều chuộng cho chúng xem tivi hay máy tính, điện thoại. Theo như Phương pháp giáo dục Montessori thì giai đoạn quan trọng cho sự phát triển hành vi và thói quen của trẻ là 3-6 tuổi.
Trong thời kỳ hoàng kim này, giáo dục với sách ảnh hay tranh vẽ là phù hợp nhất.
Hi vọng phương pháp giáo dục của các bà mẹ Nhật sẽ đem lại gợi mở nào đó cho các bậc phụ huynh hiện nay.
Báo Dân sinh