MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người phụ nữ bất lực nhìn tiền trong tài khoản bị tự động chuyển đi

22-06-2023 - 22:59 PM | Sống

Người phụ nữ bất lực nhìn tiền trong tài khoản bị tự động chuyển đi

Người phụ nữ nhìn thấy thông báo hỏi chị có đồng ý chuyển khoản số tiền tương đương 70 triệu VNĐ nhưng chưa kịp làm gì thì đã thấy giao dịch tự thực hiện.

Trước tình hình các loại tội phạm công nghệ cao xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay, người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để không trở thành nạn nhân của những kẻ bất lương, giống như một người phụ nữ ở Singapore dưới đây.

Từ một đoạn quảng cáo trên mạng xã hội, người phụ nữ sập bẫy

Theo thông tin đăng tải trên tờ The Strait Times của Singapore, hôm 21/5 vừa qua, chị Tan (tên giả để bảo vệ danh tính), 34 tuổi, một nhân viên văn phòng sống tại Singapore đã tình cờ nhìn thấy một đoạn quảng cáo trên Facebook cam kết sẽ tặng cho người dùng một chiếc máy xay thực phẩm trị giá 80 đô la Singapore (tương đương 1,4 triệu VNĐ) nếu họ tải xuống một app mua hàng và chi tiêu ít nhất là 30 đô la Singapore (tương đương hơn 500.000 VNĐ) qua app này. 

Bị hấp dẫn bởi "món hời" này, chị Tan đã không nghi ngờ gì mà click vào đường link kèm theo và được đưa tới một tài khoản doanh nghiệp của WhatsApp. 

Làm theo hướng dẫn, chị Tan đã tải một ứng dụng của bên thứ 3 từ tài khoản WhatsApp xuống chiếc điện thoại Android của chị.

Trong vài ngày sau, chị Tan đã cố gắng thanh toán số hàng hóa trị giá 30 đô la Singapore mà chị đã đặt hàng qua ứng dụng nói trên nhưng không được. Chị đã thông báo cho chủ tài khoản WhatsApp về vấn đề này nhưng chỉ nhận được phản hồi rằng ứng dụng này vẫn còn mới nên đôi khi sẽ bị lỗi, và chị nên đợi vài ngày sau hãy thử lại.

Người phụ nữ bỗng dưng mất hơn nửa tỷ đồng trong tài khoản, nguyên nhân là sai lầm nhiều người mắc phải - Ảnh 1.

Một trong các thông báo trừ tiền tài khoản ngân hàng gửi đến cho chị Tan.

Tuy nhiên, đến ngày 25/5 vừa qua, khi chủ tài khoản nói rằng đã có thể thanh toán thì chị Tan nhận ra có người khác đang chiếm quyền kiểm soát điện thoại của chị. Bằng chứng là khi có 1 thông báo nhảy ra hỏi chị có đồng ý chuyển khoản 4000 đô la Singapore (tương đương 70 triệu VNĐ) hay không, nhưng chị chưa kịp làm gì thì đã thấy giao dịch tự thực hiện. 

"Tôi đã rất sốc. Dòng chữ trên màn hình bắt đầu tự chuyển động. Tôi không thể dừng giao dịch đó lai. Tôi đã cố gọi điện để dừng giao dịch đó nhưng không thể", chị Tan buồn bã cho biết. 

Sau đó, chị Tan nhận thấy có 6 giao dịch đã được thực hiện thông qua tài khoản ở ngân hàng DBS của chị trong vòng 22 phút. Mỗi giao dịch trị giá gần 5000 đô la Singapore, và tổng số tiền chị bị mất là 29.877.90 đô la Singapore (tương đương hơn 500 triệu VNĐ). 

Cảnh báo từ các chuyên gia

Kevin Reed, một chuyên gia ở công ty an ninh mạng Acronis cho biết những vụ lừa đảo như với chị Tan rất phổ biến. Chúng là kết quả của quảng cáo độc hại - một chiêu thức được tội phạm mạng sử dụng để phát tán mã độc tống tiền. Theo đó, các nền tảng mạng xã hội hiện nay đang cho phép người dùng tự tạo ra các quảng cáo nhắm vào một bộ phận khách hàng chuyên biệt, có đính kèm đường link dẫn tới các trang web hoặc các trang cho phép tải các phần mềm. 

Chuyên gia Kevin cũng nhận định rằng người dùng các hệ điều hành Android sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi loại hình lừa đảo nói trên hơn vì nó cho phép việc cài đặt các phần mềm ở ngoài Google Play Store. 

Người phụ nữ bỗng dưng mất hơn nửa tỷ đồng trong tài khoản, nguyên nhân là sai lầm nhiều người mắc phải - Ảnh 2.

Người dùng mạng hãy thận trọng để tránh trở thành nạn nhân các vụ lừa đảo. (Ảnh minh họa: Sưu tầm)

Trong khi đó, ngân hàng DBS, nơi chị Tan mở tài khoản cho biết họ sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp để ngăn chặn các hình thức lừa đảo nhắm vào các khách hàng của họ, đồng thời nỗ lực để giúp khách hàng lấy lại số tiền đã mất. 

Tuy nhiên, DBS cũng khẳng định rằng, bên cạnh các nỗ lực của họ thì sự thận trọng của chính các khách hàng vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. 

Ngoài ra, DBS cũng khuyến cáo các khách hàng của mình nên áp dụng một số biện pháp bảo mật, ví dụ như đặt lệnh thông báo các giao dịch bằng cách sử dụng tài khoản và thẻ ngân hàng của họ cho những số tiền nhỏ, hoặc tạm thời khóa các thẻ debit hoặc thẻ tín dụng qua app của họ ngay lập tức khi phát hiện đang có những giao dịch lừa đảo được thực hiện.  

Cuối tháng 5 vừa qua, DBS cũng đã gửi e-mail thông báo cho các khách hàng về những quảng cáo giả mạo trên các nền tảng mạng xã hội và khuyến cáo các khách hàng không được tải những ứng dụng đáng nghi từ những nguồn không chính thức.

Theo Gia Linh

Phụ nữ Việt Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên