Người phụ nữ đau đầu dữ dội sau khi tắm, suýt mất mạng do xuất huyết não vì 1 việc nhiều người làm khi tắm vào mùa đông
Tắm nước lạnh vào mùa đông đương nhiên là không nên, nhưng cũng đừng bất cẩn khi tắm nước nóng vì nó có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
- 21-12-2021Dù nhà có chật đến mấy cũng không nên để phòng khách xuất hiện 5 thứ này, nguyên nhân càng sống càng nghèo mà bao người không biết
- 19-12-2021Thực hiện ĐỦ 5 ĐIỀU trước khi đi ngủ, đường huyết khỏe re, cơ thể lợi đủ trăm bề
- 18-12-2021Tỷ phú Lý Gia Thành nói 1 câu mà hễ đến cuối năm, ai cũng tâm đắc: Người trả tiền đúng hạn mới có thể làm nghiệp lớn!
Gần đây, 1 người phụ nữ họ Hoàng sống tại Thanh Viễn (Quảng Đông, Trung Quốc) đã phải nhập viện cấp cứu vì xuất huyết não sau khi tắm.
Ảnh minh họa
Theo lời chồng bà là ông Trương kể lại, hôm đó cũng như mọi ngày, 2 vợ chồng ăn cơm lúc 7 giờ tối. Ăn xong, bà Hoàng xem vô tuyến đến 8 giờ rồi khoác áo xuống sân khu chung cư để đi bộ cùng mấy người hàng xóm. Mùa đông rất lạnh nên chưa đầy 30 phút sau bà đã trở về nhà.
Nắm rõ thói quen của vợ, ông Trương đã bật sẵn nước nóng trong phòng tắm. Sau khi tắm xong, bà thấy hơi nhức đầu nên lên giường nằm nghỉ ngơi. Ông Trương vừa bôi dầu gió cho vợ vừa trách móc bà không chịu chờ nước nóng nên để cảm lạnh. Bà Hoàng đau đến phát khóc, uất ức nói rằng mình sợ lạnh nên tắm nước ở nhiệt độ cao đến đỏ cả da.
Đến khoảng hơn 11 giờ đêm, cơn đau của bà Hoàng trở nên dữ dội, kèm theo nôn mửa và tinh thần không tỉnh táo. Ông Trương hốt hoảng gọi xe cấp cứu đưa vợ đến bệnh viện địa phương.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bà Hoàng bị xuất huyết não. May mắn là cấp cứu kịp thời nên bà đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, cơn đau đầu của bà chỉ thuyên giảm chứ không hoàn toàn biến mất.
Đừng bất cẩn khi tắm nước nóng vào mùa đông
Sáng sớm hôm sau, bà Hoàng được chuyển tới Bệnh viện não Sanjiu Quảng Đông (Quảng Đông, Trung Quốc). Chẩn đoán hình ảnh cho thấy bà có tới 7 động mạch bị phình, tình trạng xuất huyết nội sọ có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Bác sĩ điều trị của bà Hoàng là Phó khoa Ngoại thần kinh Lưu Minh. Ông nói: "tôi từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị phình đa động mạch, nhưng có tới 7 túi phình, đan xen vào nhau tạo dị dạng động mạch như vậy thì là lần đầu tiên. Hơn nữa, chúng phân bổ ở nhiều vị trí khác nhau, cái lớn nhất có kích thước 15mm X 18mm ở thùy trán bên phải, nhìn giống như 1 đám giun đất quấn vào nhau".
Sau khi người nhà ký vào đơn đồng ý phẫu thuật, ông và 5 bác sĩ, phụ tá khác của khoa Ngoại thần kinh đã tiến hành ca mổ trong hơn 12 tiếng liên tục. Ông kể lại, có những giây phút tưởng chừng bệnh nhân không thể vượt qua, nhưng rồi cuộc đại phẫu thuật đã thành công tốt đẹp.
Lúc này, Phó khoa Lưu mới bắt đầu phân tích nguyên nhân gây bệnh cho người nhà. Ông Trương cho biết, ông vẫn còn bủn rủn chân tay mỗi khi nhớ lại những lời bác sĩ nói khi đó.
Trường hợp của bà Hoàng là do thay đổi áp suất không khí và nhiệt độ đột ngột, dẫn đến phình mạch máu. Bởi vì bà đang ở bên ngoài rất lạnh, vừa vận động nhưng về đến nhà lại tắm ngay. Hơn nữa, bà mắc phải sai lầm chung của rất nhiều người, đó là lập tức dùng nước nóng hẳn và nhiệt độ nước quá cao khi tắm.
Ông giải thích, cơ thể và mạch máu cần thời gian thích nghi, nên cũng cần tăng nhiệt độ nước từ từ khi tắm. Bởi vì khi các mạch máu bị kích thích mạnh, ở một mức độ nhất định có thể gây ra các bệnh nguy hiểm. Ví dụ, với bà Hoàng là các mạch máu giãn nở và co lại khi gặp nhiệt gây vỡ, phình mạch.
Nếu đến bệnh viện muộn hơn 1 chút, hoặc khâu cấp cứu ở bệnh viện địa phương không tốt thì quả thật khó mà giữ được tính mạng. Hiện tại, quá trình điều trị chống viêm và phục hồi chức năng sau mổ của bà Hoàng rất tốt. Chỉ khoảng 1 tháng nữa là bà có thể xuất viện.
Phó khoa Lưu cũng nhắc nhở chúng ta cần đặc biệt đề phòng các bệnh tim mạch, mạch máu não vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra, cũng không nên tắm trong trạng thái vừa vận động, tim đập nhanh hay tâm trạng tức giận dù ở bất cứ trạng thái thời tiết nào.
Nguồn và ảnh: QQ, ETtoday, Aboluowang
Pháp luật & Bạn đọc