MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nguyên nhân là do 1 thói quen ăn uống mà hầu như bà nội trợ nào cũng mắc phải

15-09-2020 - 23:00 PM | Sống

3 tháng gần đây, bà Tuyết có dấu hiệu đại tiện ra máu nên đến bệnh viện khám. Bác sĩ tiến hành nội soi đại tràng thì phát hiện bà mắc bệnh ung thư ruột giai đoạn 2.

Mới đây, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ trường hợp bà Tuyết ở độ tuổi trung niên, là phụ nữ nội trợ trong gia đình, sống tại Đài Loan. Bà Tuyết có 3 người con đang tuổi ăn tuổi lớn, mỗi ngày bà nấu nhiều món và thường dư thừa thức ăn. Không muốn lãng phí, bà Tuyết có thói quen hâm nóng và sử dụng thức ăn thừa vào ngày hôm sau.

Người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nguyên nhân là do 1 thói quen ăn uống mà hầu như bà nội trợ nào cũng mắc phải - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

3 tháng gần đây, bà Tuyết có dấu hiệu đại tiện ra máu nên đến bệnh viện khám. Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cho biết: "Tiến hành nội soi đại tràng, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh ung thư ruột giai đoạn 2. Sau khi thực hiện ca phẫu thuật, hiện tại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hồi phục tốt".

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường khuyến cáo, rau xanh để qua một đêm dễ biến chất và sản sinh nitrite. Chất này có thể chuyển đổi thành nitrosamine và gây ung thư, phổ biến là các loại ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư ruột.

Ngoài ra, nhiều trường hợp người dân có thói quen mua lẩu về nhà ăn và không ăn hết thì cất đi, hâm nóng vào ngày hôm sau để ăn tiếp. Bác sĩ Tường cho biết, cho dù đó là lẩu rong biển hay lẩu hải sản thì bạn cần hết sức lưu ý, có nghiên cứu chỉ ra, sau khi hâm nóng nồi lẩu khoảng 30 phút, hàm lượng nitrit sẽ tăng cao, nếu bạn tiêu thụ thêm thực phẩm protein chứa acid amin sẽ kết hợp với nhau tạo thành chất gây ung thư là nitrosamine.

Lẩu là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, nhưng sau khi nấu chín, nó sẽ được trộn lẫn với các chất phụ gia thực phẩm, ion natri, phốt phát và nitrat. Khi hợp chất trong nồi lẩu đun nóng thì nước dùng sẽ cô đặc và nồng độ tăng cao. Nếu bạn muốn dùng nước lẩu, bác sĩ khuyên bạn nên dùng nước lẩu trong vòng 30 phút đầu tiên, sau đó chỉ nên ăn các nguyên liệu bên trong nồi lẩu, hạn chế sử dụng nước lẩu hơn 30 phút. Bác sĩ cũng chỉ ra, nhiều người có thói quen cho mỳ vào nồi lẩu sau cùng, điều này sẽ khiến bạn hấp thu nhiều chất độc hại trong nồi lẩu.

Người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nguyên nhân là do 1 thói quen ăn uống mà hầu như bà nội trợ nào cũng mắc phải - Ảnh 2.

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch

Triệu chứng ung thư ruột

Các triệu chứng của ung thư đường ruột thường xuất hiện ở giai đoạn sớm hơn so với các nhóm ung thư khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường không rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa. Nếu cơ thể có những dấu hiệu sau kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời:

Một số triệu chứng phổ biến:

Thay đổi thói quen tiêu hóa: Điều này có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi một khối u xuất hiện trong đường ruột nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến những rối loạn tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón

Xuất hiện máu trong phân: Điều này có thể xảy ra khi khối u đã lớn, chèn ép gây tổn thương và chảy máu ở lớp niêm mạc ruột, dẫn đến việc trong phân có lẫn máu.

Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư ruột, nhưng nó thường gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác nên người bệnh thường bỏ qua.

Thiếu máu: người bệnh có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tỷ lệ hồng cầu giảm mạnh. Nguyên nhân có thể do khối u làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy và ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Theo Tvbs

Theo Tú Uyên

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên