MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt "tâm sự" cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi

08-02-2019 - 13:08 PM | Sống

Đền thờ nữ thần Mariamman hay còn được biết đến với tên gọi chùa Bà Ấn với kiến trúc mang hơi hướng Hindu giáo độc đáo, tọa lạc ngay giữa trung tâm Sài Gòn là địa chỉ tín ngưỡng được nhiều người dân thành phố tìm tới cầu nguyện đầu năm.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 1.

Đền bà Mariamman hay còn thường được biết tới tên chùa Bà Ấn nằm ở ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Ngôi chùa được xây dựng từ những năm thế kỷ 20, đến nay đã trải qua hàng trăm năm lịch sử. Chùa Bà Ấn hàng ngày vẫn được rất nhiều du khách và người dân ghé tới tham quan, cầu nguyện.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 2.

Như đã thành thông lệ, mỗi mùng 3 Tết hàng năm, rất đông người dân Sài Gòn đến chùa để dâng hương, cầu mong một năm mới may mắn, an lành.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 3.

Ngay phía sau cánh cửa là không gian kiến trúc độc đáo mang hơi thở Hindu giáo. Nhờ nét độc đáo trong kiến trúc này, chùa Bà Ấn thu hút không chỉ người dân địa phương mà cả du khách từ khắp nơi tới tham quan, vãn cảnh và hành lễ.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 4.

Không gian rộng rãi phía trong ngôi chùa với những hình vẽ, nét trang trí đầy màu sắc tôn giáo.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 5.

Bức tường đá to lớn, hàng trăm năm tuổi được mang về từ những vùng núi cao ở phía Nam Ấn nên rất linh thiêng, huyền bí. Chúng được những người Ấn gốc Tamil cất công đưa về để dựng đền.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 6.
Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 7.
Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 8.
Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 9.

Mùng 3 Tết, có rất đông người dân tập trung tới đây để dâng hương, cầu mong một năm mới may mắn và an lành.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 10.

Điều đặc biệt khi cầu nguyện trong ngôi đền này là sau khi dâng lễ tại chính điện, người dân thường tìm đến và úp mặt vào bức tường đá phía sau.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 11.

Tương truyền, bất cứ ai có những nỗi niềm gì, đặc biệt là về bệnh tật, con cái hay điều lo lắng đều có thể gục đầu vào tâm sự với tường đá và nhận được những âm thanh của sự an lạc, thanh thản cho bản thân mình. "Tâm sự cùng tường đá" là vậy...

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 12.
Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 13.
Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 14.
Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 15.
Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 16.

"Tâm sự" với tường đá là cách thức cầu nguyện độc đáo đã tồn tại tại ngôi chùa này từ cách đây rất lâu. Người dân tin rằng, bằng cách này thần linh có thể nghe thấy lời cầu nguyện của họ. Không chỉ những người theo đạo Hindu mà có rất nhiều người dân ở Sài Gòn tìm đến bức tường linh thiêng này, mong được ban phước lành.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 17.

Sờ mặt tượng sư tử cũng là một nét tôn giáo độc đáo khác trong ngôi đền Hindu giáo hàng trăm năm tuổi này.

Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 18.
Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 19.
Người Sài Gòn tìm đến úp mặt tâm sự cùng tường đá trong ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi - Ảnh 20.

Tại chùa cũng đặt bàn phát lộc, mỗi người dân sau khi hành lễ sẽ tới để nhận "lộc chùa", mang may mắn về nhà.

Theo Keo Trương

Trí thức trẻ

Trở lên trên