Người sở hữu EQ cao sẽ giận dữ theo 3 CÁCH này, vừa được đánh giá cao vừa thể hiện cá tính
Người có EQ cao không bao giờ nổi giận một cách phi lý!
- 07-06-20225 quy tắc ngầm người có EQ cao không muốn tiết lộ ra bên ngoài: Cái gì cũng làm chưa chắc đã tốt, muốn tiến xa hơn nhất định phải buông bỏ thể diện
- 05-06-202210 BIỂU HIỆN của "cao thủ" đối nhân xử thế, sở hữu 3 điều đủ chứng tỏ bạn có EQ vượt trội hơn bao người
- 05-06-20223 câu nói “sắc như dao” dễ gây tổn thương nhất, người EQ cao không bao giờ thốt ra
Người có EQ cao làm sao để trút giận?
Câu hỏi này rất thú vị! Nhiều người cho rằng ai sở hữu trí tuệ cảm xúc vượt bậc đều biết linh hoạt, không bao giờ tồn tại cái gọi là cơn giận dữ. Họ đã hiểu sai về EQ.
Thật ra, người có EQ cao thật sự đều có thể làm được một cách nhất quán giữa mục đích và hành vi. Điều này có ý nghĩa gì? Câu chuyện này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
“Cậu đá tôi làm gì?”.
A, B và C đang cùng nói chuyện với nhau. A âm thầm đá nhẹ vào chân B để nhắc nhở không nên nói những đến điều mà C không thích.
Nhưng B lại không muốn giữ thể diện cho cả C và A, cứ thế thẳng thừng nói ra lời mình muốn. Cuối cùng khiến bầu không khí căng thẳng như nồi nước sôi.
Lúc này, hẳn rằng ai cũng nghĩ EQ của B quá thấp, khiến tình hình trở nên tồi tệ như vậy.
Đúng vậy! Cuộc sống có rất nhiều trường hợp như trên, mà B chắc chắn là người có EQ cực thấp.
Nhưng chúng ta hãy suy nghĩ theo góc độ khác. Ví dụ như A, B và C cùng là đồng nghiệp trong công ty.
C bao che cho người mà anh ta thích thầm trong văn phòng, vì thế mà đi ngược lại quy trình và nguyên tắc chung. B chướng mắt và quyết định phải nói ra. A lại không muốn đồng nghiệp mất hòa khí nên ra sức ngăn cản.
Vậy người nổi nóng là B ở đây có phải EQ cực thấp không? Anh ta biết rõ việc nói thẳng sẽ hủy hoại mối quan hệ giữa 3 người, nhưng vì công ty (mục đích) và lợi ích của bản thân (mục đích) nên đã quyết định hành động. Hành vi này là hợp tình hợp lý. Theo đó, mục đích và hành vi thống nhất với nhau.
B chỉ là thể hiện sự bất mãn của mình để đạt được mục đích. Đây ngược lại là hành vi của người có EQ cao.
Nói về A, trông có vẻ EQ rất cao và thân thiện. Nhưng anh ta không biết rằng nhiều mối mâu thuẫn cần phải được phơi bày mới có thể giải quyết. Theo đó, EQ của anh ta chưa chắc cao như mọi người nghĩ.
Vậy nên, làm thế nào để phán đoán hành vi của một người là EQ cao hay thấp?
Bạn tức giận, đánh nhau, gây ra hậu quả không thể cứu vãn. Đây có thể không phải sự cố ý, cũng không phải điều bản thân mong muốn. Nhưng chắc chắn là hành vi được thực hiện bởi sự mất kiểm soát cảm xúc, không hề chứa đựng bất kỳ mục đích nào. Như thế mới được gọi là EQ thấp.
Ngược lại, bạn tức giận, thậm chí đánh nhau, nhưng chưa gây ra hậu quả không thể cứu vãn, chỉ là bạn làm ra hành động muốn kẻ ức hiếp hay chọc tức bắt đầu sợ và tôn trọng bạn. Đây chính là mục đích và bạn vẫn có thể kiểm soát bản thân. Như vậy mới là EQ cao.
Vì vậy, có giận thì phải trút!
Chúng ta từ nhỏ đã được giáo dục phải biết khiêm nhường, nhẫn nhịn. Nhưng điều này lắm lúc khiến chúng ta mất đi nhiều quyền lợi.
Bạn có thể tức giận, nhưng phải có mục đích chính đáng để bảo vệ bản thân và nằm trong giới hạn cho phép.
Nếu tỉ mỉ quan sát, bạn sẽ phát hiện người có EQ cao sẽ trút giận theo 3 cách sau đây:
1. Như con sư tử, dửng dưng với tiếng chó nhà sủa
Người có EQ cao biết hậu quả việc dây dưa với kẻ tiểu nhân, biết giới hạn ở đâu, biết mình biết ta và biết thời gian là trân quý.
Vậy nên họ chỉ dùng nụ cười nhẹ để ứng phó với sự khiêu khích hay thiếu tôn trọng của người khác.
Họ hiểu rằng một khi đôi co với những kẻ như vậy, bản thân sẽ thua cuộc. Vậy nên người có EQ cao không bao giờ nổi giận một cách phi lý.
2. Như con sư tử, “đánh tiếng” trước khi hành động
Nếu người khác làm ra hành động vượt quá giới hạn của người có EQ cao, họ sẽ nhắc nhở, cảnh báo cho đối phương trước hậu quả.
Đưa ra lời nhắc nhở rõ ràng, nếu đối phương còn tiếp tục xâm phạm, vậy thì sự tức giận của bạn không hề bị chê trách.
3. Như con sư tử, trông có vẻ hung dữ nhưng nội tâm lại phẳng lặng như tờ
Có thể họ không thật sự nổi giận, nhưng vì để giữ vững giới hạn của bản thân nên phải giả vờ tức giận, từ đó mới tránh được nhiều rắc rối.
Khi thật sự nổi giận, họ chỉ cần dùng ánh mắt và một vài lời nói ngắn gọn thì có thể thu phục người khác. Điều này xuất phát từ quá trình tích lũy sự tín nhiệm trước đó của người có EQ cao. Vì bản chất họ luôn bình tĩnh trong nhiều trường hợp, nếu họ đã tức giận như vậy thì mọi chuyện không hề đơn giản.
(Nguồn: Zhihu)
Phụ nữ Việt Nam