MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người ta hỏi "Tiền nhiều để làm gì?", còn bạn vẫn đau đáu "làm gì để nhiều tiền?": Câu trả lời của người đàn ông 50 tuổi, giàu có này là Hãy Tiết Kiệm

23-02-2019 - 20:22 PM | Sống

Chuyện tiết kiệm tiền bạc có thể không giúp bạn giàu có, nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn có cuộc sống bền vững, cân bằng.

Tôi đã 50 tuổi và bước sang bên kia sườn dốc cuộc đời. Về quản lý tài chính, có những điều tôi thực hiện chỉn chu từ năm 18, 20 tuổi và đó là những quyết định đúng đắn nhất. Nhờ đó, tuổi 50 của tôi ung dung, tự chủ. Tuy nhiên, cũng có những điều tôi vẫn còn tiếc nuối, giá như thời gian có thể quay lại, chắc chắn tôi sẽ chi tiêu khoa học và chỉn chu hơn. Dưới đây là 4 lời khuyên của tôi dành cho bạn, những mong bạn nắm chắc quân cờ tiền bạc, biến chúng phục vụ và sinh lời tối đa trong cuộc sống của bạn.

1. Đầu tư cho bản thân

Có lẽ chiến lược tài chính tốt nhất và khôn ngoan nhất trong mọi thời điểm là đầu tư cho bản thân. Nói như nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett: "Xét cho cùng, có một khoản đầu tư có thể thay thế tất cả khoản đầu tư khác: Đó là đầu tư vào bản thân. Không ai có thể lấy đi năng lực của bạn, và mọi người đều có tiềm năng, chỉ là họ vẫn chưa dùng đến thôi”".

Học thêm kỹ năng mới là điều cần thiết. Khắc phục những yếu điểm của bản thân và cải thiện chúng ngay lập tức. Cho dù bạn có học được nhiều thứ hay không thì cũng hãy bắt đầu thực hiện trong ngày hôm nay. Đừng chờ đợi cho đến lúc già cả. Ví như tôi, vì thích đọc sách nên mỗi tháng, trung bình tôi đọc 6 cuốn sách. Đọc sách giúp vốn sống, hiểu biết, nhân sinh quan của tôi được mở rộng.

Tôi yếu kỹ năng thuyết trình trước đám đông, tôi đã đăng kí một lớp nâng cao kỹ năng này. Và thực tế, tôi đã có thể tự tin phát biểu trước hàng nghìn nhân viên trong công ty và các đối tác nước ngoài. Tôi từng kém tiếng Anh và tôi quyết tâm dậy sớm từ 4.30h sáng để học thêm từ mới, nghe talk. Kết quả, tôi tự tin đi khắp nơi trên thế giới, giao tiếp với người bản địa bằng tiếng Anh thành thạo và tất nhiên, đọc văn bản tiếng Anh trở nên rất đơn giản.

Quan trọng nhất, tài sản quý giá nhất của một người chính là sức khỏe và khả năng làm việc. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, mua bảo hiểm y tế chất lượng và xem xét số tiền bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và gia đình chính là nền tảng cho tài chính an toàn và vững vàng. Khỏe mạnh chính là điểm xuất phát và đích đến cuối cùng trong cuộc đời của chúng ta, bạn nhé.

Người ta hỏi Tiền nhiều để làm gì?, còn bạn vẫn đau đáu làm gì để nhiều tiền?: Câu trả lời của người đàn ông 50 tuổi, giàu có này là Hãy Tiết Kiệm - Ảnh 1.

2. Đặt ngân sách theo năm 

Đặt ngân sách cụ thể không chỉ giúp bạn hình dung các mục tiêu tài chính của mình và ưu tiên cách bạn sẽ tiêu tiền của mình mà còn lựa chọn được những gì nên ưu tiên.

Thiết lập và tuân thủ mức ngân sách là một hành vi tài chính tích cực, có ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của bạn. Hơn nữa, phát triển một bảng ngân sách chi tiết sẽ xác định những gì bạn nên cắt giảm hoặc tăng thêm. Ví dụ, nếu bạn đang chi tiêu quá nhiều cho giải trí hoặc mua sắm thì đã đến lúc nên điều chỉnh.

Tiết lộ nhỏ với các bạn, với yêu cầu này, bản thân đã đặt chỉ tiêu năm 2018 phải tiết kiệm 300 triệu. Tôi chăm chỉ làm việc, nhận thêm các jobs ngoài. Công sức làm việc của tôi được đền đáp xứng đáng bằng các khoản tiền đổ vào tài khoản mỗi tháng, mỗi quý. Cứ như thế, số tiền trong ngân sách của tôi còn vượt chỉ tiêu đề ra vài chục triệu.

3. Tiết kiệm cho tuổi già 

Gần 90% người cho biết không dành dụm gì cho các khoản chi phí tương lai. Họ sống như thể họ sẽ không già! Chỉ 1/4 người trên toàn cầu là biết tiết kiệm cho tuổi hưu. Và gần một nửa số người đang sống “ngày qua ngày” - con số thống kê này khiến chúng ta không khỏi giật mình. Rất may, tôi không nằm ở con số 90% ấy.

Dù tôi chưa về hưu, nhưng nhìn những người bạn về hưu sớm của mình, đôi khi thấy họ rất tội nghiệp. Khoảng thời gian nghỉ hưu sẽ mang đến nhiều phiền toái và rắc rối hơn bạn nghĩ khi bạn không còn có các khoản thu nhập dồi dào như khi còn làm việc. Đối với một số người, tùy thuộc vào cách thức lao động, mọi thứ đều đã cạn kiệt, cả tiền bạc và sức khỏe do đã không biết cách tiết kiệm khôn ngoan.

Vì vậy, nếu bạn đã bước vào độ tuổi trung niên, thì việc lập một kế hoạch tiết kiệm hưu trí là cần thiết. Mà tốt nhất, hãy tiết kiệm ngay khi còn trẻ. Đó chính là bí quyết của tôi những năm 20 để tới thời điểm hiện tại, cuộc sống của tôi rất thư thái, an nhàn. Có thể tôi không có nghìn tỷ, không quá giàu có về vật chất, nhưng thực sự tinh thần tôi rất thoải mái bởi tôi đã có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước đó. Khi sức khỏe không còn như xưa, khi bệnh tật có thể đổ xuống bất cứ lúc nào, tôi vẫn tự tin rằng mình có tài chính để ứng phó với những tình huống khẩn cấp ấy. Chuyện tiết kiệm tiền bạc có thể không giúp bạn giàu có, nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn có cuộc sống bền vững, cân bằng.

Người ta hỏi Tiền nhiều để làm gì?, còn bạn vẫn đau đáu làm gì để nhiều tiền?: Câu trả lời của người đàn ông 50 tuổi, giàu có này là Hãy Tiết Kiệm - Ảnh 2.

5. Lập quỹ khẩn cấp

Một trong những nguyên tắc khi thiết lập ngân sách thường niên chính là để dành một khoản tiền cho các trường hợp khẩn cấp như y tế, cứu trợ, giáo dục. Bạn sẽ không muốn rơi vào cảnh phải vay tiền trong những tình huống như vậy.

Vì thế, trong năm 2019, hãy để dành một khoản ngân sách khoảng 10 - 15% thu nhập vào một sổ tiết kiệm dễ dàng rút ra và bạn sẽ không bao giờ phải hối hận về nó.

Theo Hoa Chanh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên