Người thầy của Warren Buffett
Nhà đầu tư chứng khoán trên toàn cầu hầu như ai cũng biết đến tên tuổi của Warren Buffett, nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới. Thế nhưng, không mấy ai biết đến Benjamin Graham, người thầy huyền thoại đại diện cho trường phái đầu tư giá trị với lứa học trò tài năng, trong đó có Warren Buffett..
- 04-09-2016[Câu chuyện cuối tuần] Bài học từ thất bại thê thảm của nhà văn Mark Twain trên thị trường chứng khoán
- 10-04-2016[Câu chuyện cuối tuần] Nhiễu loạn vì quá nhiều khuyến nghị? Hãy xem "phù thủy chứng khoán" đem đến điều gì
- 03-04-2016[Câu chuyện cuối tuần] Bernard Baruch - Thiên tài đầu cơ từ cổ phiếu đến chính trị
- 20-03-2016[Câu chuyện cuối tuần] Jesse Livermore – Kẻ đầu cơ vĩ đại và nhà đầu tư đại tài
Cuộc gặp gỡ ngoài mong đợi
Warren Buffett dường như là cái tên quen thuộc đối với hầu hết các nhà đầu tư trên thế giới, ông được xem như là huyền thoại Phố Wall hay nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 21. Warren Buffett hiện đang sở hữu khối tài sản 74 tỷ USD và là người giàu thứ nhì ở Mỹ.
Có thể sự nghiệp đầu tư của Warren Buffett đã rẽ theo một khác nếu như ông thi đỗ vào Trường Kinh doanh Harvard thay vì Đại học Columbia, nơi ông đã gặp một người đã thay đổi hoàn toàn lối tiếp cận, suy nghĩ, phương pháp đầu tư của ông.
Trong cuốn tiểu sử của Buffett mang tựa đề “Snowball”, tác giả Alice Schroeder viết rằng, trong suy nghĩ của Buffett, Harvard sẽ đem đến cho ông những thứ mà ông không thể tự tạo ra cho mình, đó là những mối quan hệ và uy tín.
Thế nhưng, mọi chuyện đã không diễn ra như ý muốn của Buffett khi ông bị rớt ở vòng phỏng vấn. Tại Trường ĐH Columbia, Warren Buffett đã gặp được người có ảnh hưởng lớn thứ 2 trong cuộc đời của mình (sau người cha). Đó là Benjamin Graham, cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị.
Hai tác phẩm để đời
Trước những năm 1930, chứng khoán được xem như chiếc “vòng kim cô” đầy bí ẩn. Thời điểm bấy giờ những nhà đầu tư trên Phố Wall không chú trọng đến giá trị doanh nghiệp, dường như đối với họ chứng khoán là trò tung xúc xắc đầy may rủi.
Tuy nhiên, bằng việc cho ra đời 2 tác phẩm “Phân tích chứng khoán” và “Nhà đầu tư thông minh”, Benjamin Graham đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn của thế giới về việc đầu tư chứng khoán. Đối với ông cổ phiếu không phải là những mẩu giấy mà là một phần của doanh nghiệp, đầu tư vào cổ phiếu chính là đầu tư vào doanh nghiệp. Từ 2 cuốn sách này những khái niệm đầu tiên về giá trị nội tại, P/E, chỉ số thanh toán, cách phân tích báo cáo tài chính… đã được phổ biến đến giới đầu tư.
Vậy Benjamin Graham đã dạy Warren Buffett và những học trò tại Trường ĐH Columbia những gì? Điều này có thể thu gọn trong một câu: “Mua cổ phiếu dưới giá trị thực của chúng”. Đây được coi như kim chỉ nam trong suốt sự nghiệp đầu tư của Warren Buffett và những người học trò khác.
Người duy nhất nhận điểm A
Hầu như trong tất cả các cuộc phỏng vấn của báo giới với Warren Buffett hay những người theo trường phái của Benjamin Graham về việc họ mua cổ phiếu như nào, đều câu trả lời nhận được đều giống nhau: “Chúng tôi mua cổ phiếu đang bị định giá rẻ”.
Trong một bài phát biểu, Buffett đã nói đến việc các sinh viên, các nhà đầu tư dường như đang phức tạp hóa quá trình đầu tư bằng hàng loạt các khái niệm kinh tế hiện tại.
Việc phân tích chúng trở nên rất cồng kềnh, không thực tế thay vì tập trung vào những vấn đề cơ bản.
Trong khi đó, những chương đầu tiên của cuốn sách “Phân tích chứng khoán”, Benjaimn Graham đã viết: “Chúng tôi nhấn mạnh đến những kỹ thuật để tìm kiếm những cổ phiếu đang bị định giá thấp”.
Vậy giá trị thực của cổ phiếu là có là con số tuyệt đối? Dường như khi đề cập đến giá trị thực của cổ phiếu, các nhà đầu tư luôn nghĩ đến một con số tuyệt đối để dành cho một mã cổ phiếu. Tuy nhiên, theo như Benjamin Graham, đây là khái niệm mang tính chất tương đối và nên suy nghĩ giá trị thực trong vùng giá thay vì chỉ là một con số.
Trong tác phẩm “Phân tích chứng khoán”, ông đã đưa ra nhiều ví dụ cho thấy trong nhiều trường hợp có thể nhận thấy một cổ phiếu đang bị định giá thấp mà không cần quá quan tâm đến việc xác định chính xác giá trị thực là bao nhiêu.
Nói về người thầy vĩ đại của mình, Warren Buffett đã phát biểu trong một bài phỏng vấn:"Đi theo các triết lý của Benjamin Graham tức là bạn sẽ có được các lợi ích từ sự điên rồ của thị trường hơn là việc bạn là một phần của sự điên rồ đó".
Và thực tế, Warren Buffett chính là một trong những học trò thừa kế thành công nhất triết lý đầu tư của Benjamin Graham. Ông cũng là sinh viên duy nhất nhận được điểm “A” từ người thầy Benjamin Graham.