Người thổi còi là ai mà có thể khiến ông Trump khốn đốn trước nguy cơ bị luận tội?
Truyền thông Mỹ vừa cho biết một "người thổi còi" thứ 2 đã xuất hiện trong cuộc điều tra nhằm luận tội ông Trump. Không ít người tự đặt câu hỏi họ là ai mà có thể khiến một tổng thống lao đao đến vậy?
- 07-10-2019Thất nghiệp thấp nhất 50 năm nhưng thị trường việc làm Mỹ có một mảng tối đe dọa chiến dịch tranh cử và vị thế của ông Trump trong chiến tranh thương mại
- 07-10-2019Trước thềm đàm phán thương mại, Trung Quốc bất ngờ đổi lập trường với thoả thuận vì "nắm thóp" Tổng thống Trump?
- 06-10-2019Áp lực bủa vây, ông Trump 'tố ngược' đảng Dân chủ can thiệp vào bầu cử 2016 và 2020
- 06-10-2019Lời tố cáo nặng nề của ông Biden đối với Tổng thống Trump
- 05-10-2019Cuộc đối đầu về điều tra luận tội ông Donald Trump tăng nhiệt
Khi buộc tội những người thổi còi của tình báo Mỹ là phản quốc, dường như Tổng thống Mỹ Donald Trump nhìn họ trên danh nghĩa cá nhân hơn là luật pháp. Theo truyền thống Mỹ, người thổi còi là người vạch trần những hành vi bất hợp pháp hoặc những hành vi vi hiến mà những kẻ quyền lực muốn giữ bí mật.
Vai trò của người thổi còi trong cộng đồng tình báo Mỹ được New York Times mô tả là "phép lạ" mà người dân Mỹ nên biết ơn. Người Mỹ phải tập trung vào nội dung mà người thổi còi nêu ra trong bối cảnh Nhà Trắng không phủ nhận chúng. Những người thổi còi không phải người của các đảng phái. Họ là quản gia của nền dân chủ lập hiến Mỹ.
Luật pháp Mỹ có những quy định bảo vệ người thổi còi. Nó cũng không trẻ hơn chút nào so với chính lịch sử đảng Cộng hòa. Quốc hội Mỹ đã thông qua luật bảo vệ người thổi còi đầu tiên trên thế giới vào năm 1778 trong nỗ lực giúp cho giới tinh hoa Mỹ luôn luôn trung thực.
Khiếu nại của người thổi còi lần này nhằm phanh phui một nỗ lực che đậy mà cộng đồng tình báo Mỹ thấy chúng có thể nguy hại cho an ninh quốc gia. Tuy nhiên, những người thổi còi chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, cộng đồng tình báo đã có những tiết lộ chưa từng có về hành vi của ông chủ Nhà Trắng.
Trong khi vượt qua các chuẩn mực của cộng đồng tình báo lâu đời, ông Trump đã nhiều lần buộc tội nó theo góc nhìn của Tổng thống, không phải trên lợi ích của nước Mỹ. Các thành viên của cộng đồng tình báo thề trung thành với Hiến pháp chứ không phải Tổng thống. Họ có nhiệm vụ phục vụ đất nước dù bất cứ ai của bất cứ đảng phái nào ngồi trong Nhà Trắng.
Ngay từ đầu, ông Trump đã chà đạp lên những lý tưởng lâu đời của cộng đồng tình báo. Ông Trump coi cơ quan tình báo hay cơ quan tư pháp là công cụ của mình, dù điều đó hoàn toàn không chính xác. Việc tổng thống can thiệp quá nhiều vào các cơ quan này làm mất đi tính độc lập và vô tư mà họ buộc phải có.
Trong nhiệm kỳ của mình, ông Brack Obama chỉ gặp ông James Comey, giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ, 2 lần. Ngược lại, trong 4 tháng ngắn ngủi của ông Comey trước khi bị ông Trump sa thải, người này đã phải gặp Tổng thống không dưới 4 lần.
Tổng thống Trump nhiều lần gây ra bê bối nhưng chưa đến mức bị thổi còi cho tới cuộc trò chuyện với Tổng thống Ukraine vừa qua. Đối với an ninh quốc gia, thổi còi là việc khó khăn bởi họ có trách nhiệm bảo đảm thông tin mật.
Trong khi đó, người thổi còi có thể đối mặt với các nguy cơ bị trừng phạt mạnh mẽ. Dưới thời của mình, ông Barack Obama đã trừng phạt nhiều người vì tiết lộ bí mật, trong đó có Edward Snowden dù ai cũng biết rằng những thông tin người đàn ông này đưa ra sẽ không bao giờ đến được với công chúng Mỹ nếu đưa ra một khiếu nại chính thức tới Tổng thanh tra Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên, ông Trump lại là tổng thống Mỹ đầu tiên khuyến khích sự can thiệp của nước ngoài vào bầu cử. Thậm chí, ông Trump còn tích cực tìm cách đe dọa và đóng cửa những tổ chức đảm trách nhiệm vụ buộc chính phủ phải có trách nhiệm với người dân. Ông Trump cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên kích động người ủng hộ mình trả đũa người thổi còi dù cả lãnh đạo của cộng đồng tình báo Mỹ và Quốc hội đều cho là hợp pháp.
Giống như Tổng thống, các nhân viên cộng đồng tình báo tuyên thệ sẽ giữ gìn, bảo vệ Hiến pháp Mỹ. Người thổi còi chấp nhận đánh đổi những vấn đề cá nhân để phục vụ nước Mỹ. Đó không bao giờ là sự phản bội với người Mỹ.
Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức được khởi xướng vào ngày 24/9/2019 bởi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, một người Dân chủ. Bà Pelosi khởi động cuộc điều tra sau khi xuất hiện bản tố cáo Tổng thống Trump và các quan chức Mỹ lạm dụng quyền lực và che đậy chúng nhằm phục vụ mục đích cá nhân.
Theo cáo buộc, Tổng thống Trump đã thúc giục người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky điều tra ông Joe Biden, cựu phó tổng thống Mỹ, người đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Trắng của người dân chủ. Dù không liên kết cuộc điều tra với các khoản viện trợ quân sự Mỹ dành cho Ukraine nhưng những người cáo buộc ông Trump không tin vào điều đó.
Do Hạ viện nằm dưới sự kiểm soát của người Dân chủ nên việc đưa ra các cáo buộc với ông Trump không phải điều khó khăn. Nó cũng giống như một bản cáo trạng với những người phạm tội. Sau đó, quy trình luận tội sẽ được chuyển lên Thuongj viện, nơi các Thượng nghị sĩ bỏ phiếu xem Tổng thống có tội hay không. Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.