MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người thông minh đều "miễn bình luận" khi nghe 4 điều này, kẻ tò mò thích cho ý kiến lại rước họa vào thân

07-10-2023 - 19:16 PM | Sống

Người thông minh đều "miễn bình luận" khi nghe 4 điều này, kẻ tò mò thích cho ý kiến lại rước họa vào thân

Người trưởng thành cần hiểu điều gì nên nói, điều gì không nên, đôi khi nhiều lời lại khiến bản thân trở thành “kẻ lải nhải”, dễ rước về rắc rối cho mình.

Từ nhỏ, chúng ta luôn được dạy rằng phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, hành động cư xử. Không chỉ thế, khi lắng nghe người khác nói cũng phải biết chọn lọc, có những chuyện không nên cho ý kiến mới quyết định đúng đắn, thông minh nhất. 

Cũng giống như 4 trường hợp dưới đây, tốt nhất là không nên bình luận, nêu quan điểm:

1. Khi người khác phàn nàn bố mẹ họ không tốt

Cha mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta. Do đó thời nay mới có câu: “Bạn bè, mất rồi còn kiếm lại được; cha mẹ chỉ có một, đã đi thì tìm không thấy đâu”.

Đôi khi, bố mẹ làm những việc khiến con cái bất mãn, không thỏa lòng. Một mâu thuẫn hầu như lúc nào cũng xuất hiện giữa cha mẹ và con cái là khoảng cách thế hệ. Họ không hiểu ta, ta không hiểu họ.

Thế nhưng suy cho cùng, cha mẹ là người đã sinh ra ta, cho ta sinh mạng, nuôi ta lớn khôn, dẫu có bất hòa đến mức nào cũng đừng nên buông lời cay đắng, nặng nề.

Mỗi người có những giai đoạn khó khăn riêng. Con người sống ở đời không tách rời khỏi các mối quan hệ, trong đó có quan hệ bố mẹ và con cái. Mà mối quan hệ nào cũng tồn tại những thời điểm giằng co, mâu thuẫn. Do vậy, khi ai đó than phiền về việc bố mẹ họ không tốt trước mặt bạn, tốt nhất chỉ lắng nghe mà không cho ý kiến. Nếu không bạn sẽ vô tình “thêm dầu vào lửa”, khiến mối quan hệ giữa họ trở nên xấu hơn.

Người thông minh đều "miễn bình luận" khi nghe 4 điều này, kẻ tò mò thích cho ý kiến lại rước họa vào thân - Ảnh 1.

2. Khi người khác kể bạn đời của họ không tốt

Cuộc hôn nhân nào cũng tồn tại xích mích và vấn đề, không nhiều thì ít. Trên thực tế, đây là chuyện vô cùng bình thường. Cho dù có đi đến bước đường cùng là ly hôn, thì đó vốn dĩ chẳng phải là chuyện của bạn.

Hơn nữa, ly hôn, không phải cứ muốn là được, hẳn rằng người trong cuộc cũng đã cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Do đó, hãy thận trọng lời ăn tiếng nói khi đối phương kể cho bạn nghe về bất hòa giữa vợ chồng họ, đặc biệt là khi họ vạch trần những điểm không tốt của bạn đời. Lúc này, bạn chỉ cần nghe, cho vài lời khuyên mang tính “trung hòa” nhất như “Hãy bình tĩnh suy nghĩ”, “Tôi không biết phải nói sao vì không phải người trong cuộc”... Quan trọng hơn, bạn không nên thốt ra lời chỉ trích.

3. Khi người khác nói con cái họ không tốt

Tin rằng đa số người làm cha làm mẹ ngoài kia đều luôn trân quý, yêu thương con mình, dẫu chúng không tốt đến mức nào. Mặc dù nhiều người lại thích nói những khuyết điểm của con trước mặt người khác, nhưng đó cũng chỉ là “nói chơi, nói vui” mà thôi.

Hơn nữa, không ai lại thấy vui khi nghe người khác chê trách, chỉ trích, nói xấu con mình.

Do đó, cho dù quan hệ thân thiết đến mức nào, khi nghe đối phương kể lể, phàn nàn về con cái của họ, bạn cũng không nên hùa theo cho ý kiến, bình luận. Điều này chắc chắn khiến đối phương cảm thấy bất mãn, bởi lẽ con cái do chính mình sinh ra nuôi lớn, con bị người khác chê trách, thì đương nhiên cũng ám chỉ mình không dạy dỗ tốt.

Từ đó đôi bên dễ phát sinh xích mích, không hài lòng, rồi mối quan hệ tan vỡ lúc nào không hay.

Người thông minh đều "miễn bình luận" khi nghe 4 điều này, kẻ tò mò thích cho ý kiến lại rước họa vào thân - Ảnh 2.

4. Khi người khác than vãn công việc của họ không tốt

Có lẽ xung quanh bạn không thiếu những người thường xuyên phàn nàn về công việc của họ. Bạn bè gặp nhau, ít nhiều cũng hỏi han về công việc. Người này nói lương thì thấp mà việc thì nhiều, người kia lại than vãn sếp không tốt, đồng nghiệp xấu tính.

Phần lớn mục đích phía sau những lời chia sẻ này là tìm kiếm sự an ủi từ đối phương, chứ không hoàn toàn muốn kết thúc công việc hiện tại của mình.

Vậy nên, bản thân là người ngoài cuộc, không hiểu trọn vẹn vấn đề, bạn chỉ nên đưa ra lời khuyên an toàn nhất, không nên “tiếp lửa” khiến họ nghỉ việc thật nhanh. Bởi lẽ quyết định cuối cùng thuộc về họ. Đừng biến bản thân trở thành nguyên nhân của vấn đề, để sau này bị trách móc vô tội vạ, là người đã khiến họ có cảm xúc tiêu cực nhiều hơn trong công việc.

Theo Trung Hạ

Phụ nữ số

Trở lên trên