MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người trong cuộc kể về bức ảnh em bé sơ sinh trong đoàn di cư được cứu từ biển: "Đứa trẻ lạnh cóng, không cử động"

24-05-2021 - 07:44 AM | Sống

Người trong cuộc kể về bức ảnh em bé sơ sinh trong đoàn di cư được cứu từ biển: "Đứa trẻ lạnh cóng, không cử động"

Bức ảnh bé sơ sinh trong làn sóng di cư lần này đã khiến nhiều người không khỏi nhói lòng.

Trong tuần vừa qua, bức ảnh một em bé sơ sinh vẫn còn phải đeo bao tay, bao chân và mũ che thóp, được cứu trên biển ở Tây Ban Nha đã gây xôn xao trên khắp các phương tiện truyền thông thế giới. Một khoảnh khắc khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng cảm thấy đau nhói ở trong tim vì xót xa, thương cảm cho đứa trẻ, vì buồn cho thực trạng cuộc sống của những người dân di cư phải bỏ xứ tìm đến nơi xa với hy vọng cuộc sống mới bớt cay nghiệt hơn.

Người trong cuộc kể về bức ảnh em bé sơ sinh trong đoàn di cư được cứu từ biển: Đứa trẻ lạnh cóng, không cử động - Ảnh 1.

Bức ảnh gây chấn động thế giới tuần qua trong làn sóng di cư từ Morocco đến Tây Ban Nha.

Bố mẹ đi thì con trẻ cũng phải đi theo. Vậy là, những đứa trẻ, dù mới còn đỏ hỏn như em bé trong bức ảnh hay đã lớn hơn một chút, cũng đều phải vượt đường xa, sóng dữ, nước mênh mông. Bố mẹ mang theo chúng đi cùng là để mong cho tương lai của con bớt u tối hơn một chút nhưng tương lai xán lạn chưa thấy đâu nhiều em đã phải bỏ mạng trên hành trình tìm miền đất hứa, như cậu bé Alan Kurdi...

Sau khi bức ảnh bé sơ sinh lan truyền trên truyền thông và mạng xã hội, cảnh sát Juan Francisco (người đã cứu đứa trẻ khỏi chết đuối ở khu vực ngoài khơi bờ biển Ceuta) đã có cuộc trò chuyện với truyền thông Tây Ban Nha về cách anh và các đồng nghiệp của mình giải cứu 2 mẹ con đứa trẻ.

Juan Francisco là người có mặt trong bức ảnh khi anh đang nỗ lực nâng đứa trẻ lên khỏi mặt nước để em không bị ngạt trên biển. Anh nói với các phóng viên Tây Ban Nha rằng khi anh đưa đôi tay ra đỡ lấy đứa trẻ, em đã "lạnh cóng toàn bộ cơ thể, không cử động nhiều".

Người trong cuộc kể về bức ảnh em bé sơ sinh trong đoàn di cư được cứu từ biển: Đứa trẻ lạnh cóng, không cử động - Ảnh 2.
Người trong cuộc kể về bức ảnh em bé sơ sinh trong đoàn di cư được cứu từ biển: Đứa trẻ lạnh cóng, không cử động - Ảnh 3.
Người trong cuộc kể về bức ảnh em bé sơ sinh trong đoàn di cư được cứu từ biển: Đứa trẻ lạnh cóng, không cử động - Ảnh 4.
Người trong cuộc kể về bức ảnh em bé sơ sinh trong đoàn di cư được cứu từ biển: Đứa trẻ lạnh cóng, không cử động - Ảnh 5.

Những hình ảnh thương tâm cho thấy một số người di cư đã bỏ mạng khi vượt biển sang Tây Ban Nha.

Em bé đã được cứu khi mẹ em đang cõng em trên lưng trong một nỗ lực tuyệt vọng để bơi đến vùng Ceuta của Tây Ban Nha. 2 mẹ con họ nằm trong số 8.000 người di cư đã cố gắng vượt biển từ Morocco đến Ceuta trong vòng 36 giờ, bắt đầu từ đêm 16/5.

Juan nói với phóng viên đài truyền hình La Sexta: “Khi ấy có 3 người chúng tôi ở dưới nước, chúng tôi đang giúp đỡ nhiều người khác nữa. Bất chợt tôi nhìn thấy một người phụ nữ mặc chiếc áo phao chới với giữa biển. Tôi nghĩ rằng cô ấy đang đeo một chiếc ba lô với một số quần áo bên trong, nhưng sau khi thấy nó chuyển động, tôi nhận ra đó là một em bé".

"Tôi và một đồng nghiệp lao nhanh về phía họ. Tôi bế đứa bé và người còn lại đã giúp đỡ người mẹ", Juan kể với đài phát thanh Tây Ban Nha Cadena Ser. "Cậu bé tái nhợt và bất động đến nỗi tôi không biết liệu em có ổn hay không".

Người trong cuộc kể về bức ảnh em bé sơ sinh trong đoàn di cư được cứu từ biển: Đứa trẻ lạnh cóng, không cử động - Ảnh 6.

Hình ảnh cậu bé Morocco khóc vì sợ hãi khi vượt biển bằng chai nhựa rỗng.

Khi cuộc phỏng vấn được thực hiện, Juan cho biết theo tin anh nhận được thì 2 mẹ con họ vẫn ổn.

Juan cho biết anh và đồng nghiệp đã phải thực hiện nhiều cuộc giải cứu khác trong những ngày gần đây. "Vào ngày 17/5, liên tục có những người đang cố gắng tiếp cận bờ biển một cách tuyệt vọng. Có cha, mẹ, người già, trẻ em, tất cả mọi người", anh nói với truyền thông. Vậy nên Juan và các đồng nghiệp của anh phải ngâm mình dưới nước từ 10 đến 15 tiếng để đảm bảo an toàn cho những người di cư.

Anh nói với các phóng viên, để lại ấn tượng lớn nhất đối với anh khi ấy là một cuộc giải cứu thất bại. Một người di cư đã chết đuối vì anh không đến kịp. "Chúng tôi đã không đến đó kịp thời", anh nhớ lại.

Nguồn: infomigrants

Theo L.T

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên