Người từ 60 tuổi không nên tiêu 3 loại tiền này, dù không dư giả vẫn sống an nhàn, vô lo
Có 3 loại tiền bạn không nên chi ở độ tuổi 60 vì nó không thực sự cần thiết.
- 28-07-2024Tôi quyết tâm từ giờ sẽ duy trì 4 thói quen này, đến khi 45 tuổi, nhất định sẽ được sống thảnh thơi, "ngồi không cũng ra tiền", an tâm nghỉ hưu không vướng bận
- 21-07-2024Tôi 55 tuổi, lương hưu 22 triệu đồng/tháng, sau khi nghỉ hưu, quyết định ly hôn: ‘Dằn túi’ hơn 1 tỷ đồng tiết kiệm, cuộc sống hạnh phúc, lựa chọn đúng đắn!
- 14-07-2024Sau nghỉ hưu, tôi chợt phát hiện người có tầm nhìn xa đều đang làm 4 việc, nhờ thế trở nên “giàu có” hơn
- 10-07-2024Sau nghỉ hưu, tôi nhận ra bất hạnh lớn nhất trong những năm cuối đời là đánh mất 3 “át chủ bài” này: Ai có đủ thì xin chúc mừng
Nhiều người làm việc cật lực suốt những năm tháng của tuổi trẻ để mong về già được nghỉ ngơi, an nhàn. Và độ tuổi 60 chính là dấu mốc đánh dấu sự chuyển giao giữa 2 giai đoạn của đời người.
Ở tuổi này, chúng ta có nhìn lại những cống hiến đã qua và dành cho chính mình khoảng thời gian nghỉ ngơi xứng đáng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn có thể sinh hoạt, chi tiêu một cách bừa bãi mà cũng cần có quy tắc riêng. Nó sẽ giúp cuộc sống thêm ổn định, an toàn, từ đó tương lai của mỗi người cũng sẽ nhẹ nhõm, bớt lắng lo hơn. Dưới đây là quy tắc 3 loại tiền mà người ở độ tuổi 60 không nên tiêu.
1. Tiền nhặt được
Tiền nhặt được vốn dĩ không phải của bản thân, vì vậy bạn không những không nên tiêu mà cần tìm cách trả lại người đánh rơi. Số tiền mà bạn nhặt được đôi khi là tiền viện, tiền ốm đau, tiền lương hưu,... của ai đó. Nó có thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng với họ. Mỗi người hãy thử đặt mình vào trường hợp đánh rơi tiền, chắc chắn ai cũng căng thẳng và lo lắng, thậm chí còn có thể nảy sinh nhiều vấn đề ngoài ý muốn.
Việc tiêu tiền của người khác đôi khi còn mang rắc rối về cho bản thân. Vì vậy, nếu nhặt được tiền thì hãy tìm cách trả lại cho người đánh rơi.
2. Tiền vay mượn chưa có khả năng trả
Loại tiền thứ hai mà người từ 60 tuổi không nên tiêu khi đã bước vào độ tuổi trung niên chính là tiền vay mượn mà chưa có khả năng trả.
Không phải ai cũng dư giả ở độ tuổi 60, tuy nhiên việc vay mượn và tiêu tiền vay mượn cũng cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Số tiền vay mượn nên cần được tiêu vào mục đích chính đáng giúp giải quyết một vấn đề gì đó, chứ không phải tiêu xài hoang phí để thỏa mãn các nhu cầu bản thân. Thói quen chi tiêu này không chỉ làm cuộc sống của bạn rơi vào bế tắc mà còn khiến khoản nợ ngày một cao hơn, khả năng hoàn trả thấp.
3. Tiền tích góp của con cái
Bước vào tuổi 60, bạn không nên tiêu tiền tích góp của con cái. Con cái báo hiếu bố mẹ bằng tiền bạc là chuyện đương nhiên, thế nhưng đó là khoản tiền dành riêng cho việc báo đáp công ơn, khác hoàn toàn với khoản tiền tiết kiệm.
Là bậc sinh thành, mỗi người nên có cái nhìn xa và rộng hơn. Nếu có thể, hãy giúp con cái tích góp tiền bạc để lo lắng cho tương lai hoặc sử dụng trong những trường hợp ngoài ý muốn. Cho nên, nếu không thật sự cần thiết, không nên tiêu đến khoản tiền này.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và tránh thị phi, bạn cũng không nên đến 3 nơi khi đã bước sang tuổi 60. Địa điểm đầu tiên chính là những nơi ầm ĩ, có khả năng xảy ra va chạm, gây mâu thuẫn. Địa điểm thứ hai là những nơi hoạt động bài bạc. Cuối cùng là nhà của những người bạn lớn tuổi có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ bởi nó có thể gây ra nhiều bất tiện cho gia đình của họ.
Những lưu ý về các khoản tiền không nên tiêu, những địa điểm không nên đếu vừa rồi có thể sẽ giúp tuổi xế chiều của những người từ 60 tuổi trở nên nhẹ nhàng, bình yên hơn. Nên nhớ rằng, ở tuổi này, con người cần thời gian nghỉ ngơi, an dưỡng hơn là lo chuyện bao đồng hay gây ồn ào, thị phi.
Theo Toutiao