Người Việt phát sốt với TGĐ Nhật cúi chào bán xăng vì lâu nay... bị bắt nạt
"Sở dĩ người Việt “phát sốt” như vậy vì đây là điều chưa từng có ở các trạm xăng dầu khác ở Việt Nam, vì xăng dầu xưa này là sản phẩm mà người tiêu dùng bị bắt nạt nhiều nhất".
- 11-10-2017Trong khi cây xăng "chuẩn Nhật" đầu tiên khai trương tại Việt Nam, Petrolimex treo băng rôn kêu gọi “người Việt ủng hộ hàng Việt”?
- 11-10-2017Hà Nội: Chủ cây xăng Nhật đội mưa nhiều giờ cúi gập người chào khách
- 11-10-2017Vừa mở cây xăng đầu tiên ở Việt Nam, đại gia Nhật Bản đã gây sốt: Bán xăng chính xác tới 0,01 lít, lau kính ô tô miễn phí, nhân viên cúi gập người chào khách
-
Nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng...
Hôm qua, hình ảnh ông Hiroaki Honjo-Tổng Giám đốc công ty xăng Idemitsu Q8 (IQ8) đội mưa cúi chào khách mỗi khi ra vào đổ xăng tại trạm xăng trong khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) đã đã lan truyền mạnh mẽ trên các mạng xã hội, nhiều lời khen tặng đã được dành cho văn hoá kinh doanh của Nhật Bản.
Chiều 10/10, ông Hiroaki Honjo, Tổng giám đốc Công ty Xăng dầu IQ8 có mặt tại trạm xăng dầu Thăng Long, ông đội mưa hàng tiếng đồng hồ, cúi chào khách vào đổ xăng.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, sở dĩ người Việt “phát sốt” như vậy vì đây là điều chưa từng có ở các trạm xăng dầu khác ở Việt Nam, vì xăng dầu xưa này là sản phẩm mà người tiêu dùng bị bắt nạt nhiều nhất, quen bị bắt nạt quá nhiều.
Chính vì thế, chỉ cần thái độ phục vụ tốt là người tiêu dùng đã thấy thích rồi. Họ cảm thấy được tôn trọng hơn.
Doanh nghiệp Nhật Bản mang cách tiếp cận mới, mang sắc thái mới trong văn hóa kinh doanh. Phong cách của người Nhật dễ khiến người Việt cảm phục. Mặc dù giá như nhau nhưng chắc chắn người tiêu dùng sẽ quay sang ủng hộ doanh nghiệp làm tốt hơn.
“Chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ sẽ chinh phục được người tiêu dùng. Đó cũng là bài học cho doanh nghiệp Việt, nên học thêm cách ứng xử với với khách hàng. Với thị trường bán lẻ xăng dầu, lâu nay gần như độc quyền, muốn đối xử với người tiêu dùng như thế nào cũng được”, bà Lan nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Tuy nhiên, chuyên gia Phạm Chi Lan cũng bày tỏ mong muốn, doanh nghiệp Nhật này không chỉ dừng ở thái độ phục vụ, mà phải cạnh tranh thật sự cả về giá cả, chất lượng để có thể duy trì lâu dài.
Thái độ phục vụ rất quan trọng nhưng quan trọng nhất của doanh nghiệp là thái độ chấp nhận cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng bằng cách cạnh tranh thật sự trên thị trường, đây là điều lâu dài hơn.
“Tôi nghĩ những người tiêu dùng Việt Nam như tôi mong muốn thay đổi thái độ một phần, thái độ quan trọng nhất là tôn trọng người tiêu dùng, sòng phẳng với người tiêu dùng nhất là giá cả, chứ không phải là chỉ cúi chào. Nếu cúi chào nhưng vẫn thắt cổ người tiêu dùng bằng giá cả thì không phải đáng hoan nghênh”, bà Lan nói.
"Dù sao doanh nghiệp này cũng được nhà nước hỗ trợ, nếu hoạt động lâu dài phải đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, nếu chỉ dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước là không tốt. Tôi thấy họ chỉ mới cạnh tranh bằng thái độ chứ chưa cạnh tranh về giá", bà Lan nói thêm.
Thực tế, giá bán lẻ xăng dầu của Idemitsu cũng không thể khác nhiều giá bán của các doanh nghiệp khác. Cụ thể, giá bán lẻ xăng RON 92 là 17.990 đồng/lít và xăng RON 95 là 18.690 đồng/lít.
Chia sẻ với phóng viên Infonet, Tổng giám đốc IQ8 cho biết công ty sẽ tập trung phát triển dịch vụ và giá trị gia tăng.
Không tiết lộ sẽ mở bao nhiêu cây xăng và chiếm bao nhiêu thị phần trong những năm tới, TGĐ IQ8 chỉ cho biết "kế hoạch đầu tiên của chúng tôi là mở rộng mạng lưới ở khu vực phía bắc, tập trung ở tuyến đường đi Hải Phòng, đường 5, đường 1, quốc lộ 6. IQ8 đã đặt vấn đề cách đây 5 năm và bắt đầu mở trạm xăng đầu tiên ở Khu công nghiệp Thăng Long. Theo đánh giá của ông, Việt Nam là thị trường tiềm năng"
IQ8 đang nắm giữ 35,1% vốn tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn Thanh Hóa. Vì vậy, IQ8 sẽ tiêu thụ xăng dầu khi nhà máy này có sản phẩm thương mại cuối năm nay
Infonet