Người Việt “say mê” tiền ảo thứ 2 ở Đông Nam Á
Kết quả thống kê của The Block cho thấy Việt Nam xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia về số lượng người truy cập trên các sàn giao dịch điện tử.
- 19-05-2019Thị trường tiền ảo: Vòng xoáy khó lường của Bitcoin và “Big Six”
- 22-04-2019Mất 1,5 tỷ đồng vì số tiền ảo 1,2 triệu USD
- 09-04-2019Trung Quốc 'dọa' cấm đào tiền ảo, nhà đầu tư Việt tháo chạy
Bitcoin vọt đỉnh 9.000 USD, dân chơi tiền ảo mua bán rầm rộ
Giá Bitcoin liên tục tăng phi mã trong 1 tháng trở lại đây khiến nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam hứng khởi. Đỉnh điểm là ngày 31.5, giá Bitcoin bật lên mốc cao kỉ lục trên ngưỡng 9.000 USD.
Tuy nhiên, áp lực bán tháo quá mạnh nên giá Bitcoin không trụ vững được lâu, lập tức rơi 500 USD sau vài phút.
Top các quốc gia/vùng lãnh thổ có lượng truy cập các sàn giao dịch tiền kĩ thuật số cao trên thế giới. Nguồn: The Block
Kết quả thống kê của The Block cho thấy Việt Nam xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia về số lượng người truy cập trên các sàn giao dịch điện tử. Tuy nhiên, nếu tính trên toàn thế giới, Việt Nam xếp thứ 16.
Người Mỹ đang dẫn đầu thế giới về lượng truy cập cao nhất, chiếm tới 24,5% tổng lượng truy cập các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số trên toàn cầu. Xếp ở vị trí thứ 2 là Nhật Bản chiếm 10%. Các nước châu Á còn lại là Hàn Quốc (6,5%), Indonesia (4,5%), Ấn Độ đều nằm trong Top 5 các nước có lượng truy cập vào các sàn giao dịch lớn nhất. Các quốc gia này chiếm đến một nửa số lượng truy cập sàn giao dịch trên toàn cầu.
Nếu tính theo khu vực thì Bắc Mỹ là nơi có lượng người truy cập các sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới. Tiếp theo sau lần lượt là châu Âu, châu Đại Dương, và châu Á.
NHNN chưa cấp phép cho bất kì sàn giao dịch tiền ảo nào
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều lần khẳng định thông điệp: Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước). Ảnh VietnamFinance
Trao đổi với báo chí, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán của NHNN cho biết NHNN chưa cấp phép cho sàn giao dịch tiền ảo hay tiền mã hoá nào. NHNN cũng không có thẩm quyền cấp phép hoạt động giao dịch sàn này.
Năm 2017, Thủ tướng có Quyết định số 1255/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Trong đó, giao NHNN nghiên cứu và triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiền điện tử.
Thủ tướng giao Bộ Tư pháp xây dựng đề án và tham mưu cho Chính phủ trong vấn đề hoàn thiện khung khổ pháp lý về tài sản ảo và tiền ảo. Được biết, Bộ Tư pháp đã hoàn thành đề án, trình Chính phủ.
Ngoài các tiện ích như nhanh, tiết kiệm chi phí thì giao dịch bằng tiền ảo tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi giao dịch hoàn toàn ẩn danh. Tiền ảo có thể được sử dụng để trốn thuế, chuyển tiền, tài trợ cho các giao dịch bất hợp pháp. Cách làm này tạo lỗ hổng cho việc rửa tiền, chuyển tiền từ Việt Nam sang các nước khác để mua bất động sản, tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp khác.
Theo Tiến sĩ - Luật sư Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân BizLight, việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin tiềm ẩn nhiều rủi ro vì có khả năng bị tấn công đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch. Thêm vào đó, việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán hiện không được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ.
Lao động