Người Việt tận dụng đợt giảm giá để mua hàng điện tử trên kênh online
Với hàng hoá có giá trị cao như đồ điện tử, nhiều người tận dụng các đợt giảm giá trên sàn thương mại điện tử để mua sắm.
- 01-04-2022Đại chiến công nghệ Mỹ-Trung: Washington lên ý tưởng thành lập liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm 'đè bẹp' Trung Quốc
- 01-04-2022Bị mất hết dữ liệu, Cơ quan hàng không Nga chuyển sang hoạt động bằng... giấy bút
- 01-04-2022Làm mất sổ BHXH, xin cấp lại bằng VssID như thế nào?
Ngành hàng điện tử thường xuyên nằm trong nhóm tăng trưởng mạnh trên thương mại điện tử. Đặc biệt, trong những lễ hội mua sắm lớn của các sàn, người dùng càng tận dụng dịp này để mua sản phẩm với mức khuyến mại cao hơn ngày thường.
Thống kê của Lazada trong lễ hội mua sắm vừa tổ chức ngày 29/3 cho thấy xu hướng này vẫn không thay đổi. Cụ thể, tăng trưởng doanh thu của ngành điện tử tăng gấp 8 lần bình thường, một con số khá lớn từ trước tới nay. Lazada nhận định các sự kiện mua sắm lớn thường được khách hàng tận dụng để mua hàng điện tử có giá trị cao.
Nhiều người tận dụng lễ hội mua sắm giảm giá để mua đồ điện tử giá trị cao.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe vẫn được duy trì khi các sản phẩm bổ trợ và tăng cường đề kháng liên tục được bỏ vào giỏ hàng. Trong dịp này, sàn thương mại điện tử cho hay ngành hàng sức khỏe ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần so với ngày thường, các dụng cụ và trang phục thể thao cũng ghi nhận sự gia tăng gấp 6 lần.
Các sản phẩm dọn dẹp nhà cửa như nước giặt, nước xả và các sản phẩm vệ sinh ghi nhận sự chuyển tiếp từ phương thức mua hàng trực tiếp qua trực tuyến với mức tăng trưởng gấp 6 lần.
Ngoài tận dụng ưu đãi, người dùng Việt cũng tham gia vào nhiều chương trình giải trí vốn dần thịnh hành trên các kênh thương mại điện tử. Chương trình âm nhạc trên kênh livestream của Lazada nhận hơn 10 triệu lượt xem ngay sau 1 giờ phát sóng. Trong 6 ngày sự kiện, kênh này cũng ghi nhận số lượng khách hàng tham gia mua sắm tăng gấp 5 lần và doanh thu tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Chương trình lễ hội mua sắm của các sàn thường được tổ chức đồng bộ, quy mô, với nhiều ưu đãi hơn so với ngày thường, do đó thu hút rất nhiều khách hàng mới lẫn khách hàng hiện hữu tham gia. Trong các chương trình này, mức tăng doanh số thường cao hơn nhiều lần so với ngày thường, và tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước.
Ông Steven Tuấn Nguyễn, Giám đốc cấp cao khu vực Đông Nam Á của Criteo nhận định, đại dịch Covid-19 khiến mọi người phải mua hàng hoá online nhiều hơn, thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam lẫn khu vực Đông Nam Á tăng trưởng đều đặn mỗi năm. Người dân vẫn phải mua các loại hàng hoá cần thiết nhưng do dịch bệnh nên không thể mua sắm trực tiếp, do đó họ chuyển mua sắm online.
Điều này phù hợp với báo cáo Báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain & Company công bố, cho thấy số lượng người mới dùng Internet tại Việt Nam đang tăng lên, đồng thời nhận định thương mại điện tử đang là động lực của kinh tế số tại đây.
Cụ thể, năm 2021, nhờ sự tăng trưởng 53% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD và có khả năng tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025. Nếu tăng trưởng đều, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia.
ICT News