Người xưa có 1 điều đặc biệt kiêng kỵ khi xây móng: Tính mạng cả gia đình đặt cả ở đây
Dù có tiếc tiền đến đâu cũng không được xây móng theo cách này!
- 04-01-2022Cũng "mang tiền về cho mẹ": H'Hen Niê, Lý Nhã Kỳ, Quang Hải và loạt người nổi tiếng xây nhà tiền tỷ, mua xế xịn báo hiếu
- 24-12-2021Chuyện ông chủ Hyundai đi vay tiền xây nhà máy đóng tàu: Trên thương trường, điên rồ một chút, liều mạng một chút mới làm nên kì tích!
- 18-12-2021Thích sống ở quê, cặp vợ chồng Long An 30 tuổi bỏ phố tự đắp đất xây nhà, trồng rau và dạy tiếng Anh kiếm tiền
Văn hóa truyền thống rất đa dạng và độc đáo. Và ngay cả những câu nói truyền miệng thông thường cũng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong đó. Những lời dạy rất đơn giản nhưng đầy triết lý và có ý nghĩa dù là sau hàng ngàn năm.
Mọi người vẫn hay truyền miệng cho nhau những câu nói, thành ngữ, tục ngữ trong đời sống thường ngày…
Bên cạnh những chuyện như sinh, lão, bệnh, tử, người xưa cũng rất đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhà ở. Vì vậy, nhiều kinh nghiệm và bài học tích lũy được trong quá trình xây nhà đã được đúc kết thành những câu nói cửa miệng và được truyền từ đời này sang đời khác.
Ví dụ như “hổ trắng hóa rồng xanh, dân nghèo từ đời này sang đời khác”, “thà rằng trước cửa phải đối mặt với ao sông, còn hơn để trước cửa đối diện với tường cao”… Bên cạnh đó, cổ nhân Trung Quốc còn nhắc nhở một điều nên kiêng kỵ đó là: “Thêm tường cao, nhà gặp họa”. Vậy câu nói đó có ý nghĩa gì?
NGÔI NHÀ LÀ TÀI SẢN CỦA CẢ ĐỜI NGƯỜI
Dù là thời xưa hay thời hiện đại, người ta đều chú trọng đến vấn đề nhà cửa. Thời đại hiện nay, nhiều người (đặc biệt là người dân Trung Quốc) ngoài việc coi nhà là nơi ở, nơi có hơi ấm gia đình, họ còn lấy đó làm điều kiện để kết hôn.
Còn trong con mắt của người xưa, ngôi nhà là nền tảng của sự sống, là nơi che mưa gió, nuôi dưỡng tinh thần. Bất cứ ai cũng đều hiểu tầm quan trọng của tổ ấm. Vì vậy, theo quan niệm xưa, mỗi khi quyết định xây nhà, hầu hết mọi người đều phải xem ngày và chọn ngày lành tháng tốt để đào móng hoặc đặt xà.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng xây dựng một căn nhà mới hoàn toàn. Để tiết kiệm thời gian, công sức và giảm chi phí, một số người chọn cách tối giản quy trình làm móng khi xây nhà. Nhiều gia đình không bắt đầu từ việc đào và xây móng mới cho căn nhà mà tận dụng móng từ căn nhà cũ để xây dựng tiếp lên một căn nhà mới.
Hình minh họa. Ảnh: Toutiao
ĐIỀU CẤM KỴ KHI XÂY NHÀ
Sở dĩ người xưa nhắc nhở "thêm tường cao, nhà gặp họa" là vì điều này không an toàn, nguy cơ sụp đổ cao.
Những ngôi nhà được xây dựng theo phương pháp này độ bền không cao và có nguy cơ đổ sập rất lớn. Bởi lẽ xây một ngôi nhà mới khang trang trên thế móng của ngôi nhà cũ thì nền móng lâu ngày sẽ không thể chống đỡ nổi. Sống trong căn nhà như vậy thực sự rất nguy hiểm!
Ngoài ra, để tăng thêm diện tích ở, một số người dân đã trực tiếp xây “công trình hai tầng” trên nền nhà nguyên căn. Những việc làm này hoàn toàn không tính đến khả năng chịu lực của móng.
Hơn nữa, đặt bối cảnh câu nói ra đời, lúc đó công nghệ vẫn còn chưa phát triển. Do đó, các công trình cũng được xây dựng khá thô sơ.
Xét cho cùng, ở nông thôn, hầu hết nhà cổ đều là nhà đất, khả năng chịu lực không tốt. Dù là kết cấu xi măng, gạch nhưng lâu ngày không được xây mới thì khả năng chịu lực cũng giảm đi. Điều này khiến tường nhà dễ hư hỏng dẫn đến đổ sập, nếu cộng thêm sức nặng thì càng nguy hiểm hơn.
Một số người có thể thắc mắc điều này, vì nghĩ rằng các thành phố ngày nay đầy rẫy những tòa nhà cao tầng. Thậm chí có gặp thiên tai nguy hiểm đến mấy cũng không xảy ra hiện tượng sập đổ. Tuy nhiên, hầu hết các công trình ở thành phố đều là kết cấu thép, phần móng cũng được đúc, luyện bằng máy móc quy mô lớn. Trong khi đó, những ngôi nhà ở nông thôn không thể làm được điều này. Cả hai không thể so sánh với nhau.
Hình minh họa. Ảnh: Toutiao
TẠM KẾT
Ngày nay, khi xây nhà ở nông thôn, người ta vẫn luôn phải đề cao cảnh giác. Họ thường tìm đến những kiến trúc sư chuyên nghiệp để thiết kế và cải tạo. Cả cấu trúc bên trong và bên ngoài của ngôi nhà đều cần được xem xét kỹ lưỡng.
Xét cho cùng thì an toàn là ưu tiên hàng đầu đối với nhà ở. Chúng ta đến thời điểm hiện tại vẫn cần lắng nghe một số lời khuyên và sự thật mà tổ tiên truyền lại. Làm việc gì cũng phải thận trọng, an toàn tính mạng là quan trọng nhất.
Đừng nghĩ rằng những câu nói thông thường mà ông cha ta để lại đã lỗi thời và hoàn toàn không thể áp dụng được trong xã hội ngày nay. Loại bỏ những điều đã lỗi thời, không còn đúng đắn là việc nên làm. Nhưng đối với những quan niệm, kinh nghiệm lâu đời còn hữu dụng thì người hiện tại vẫn cần khắc cốt ghi tâm, thuộc nằm lòng để tránh xảy ra tai hoạ.
Dù là hiện tại hay tương lai thì việc xây nhà, đặt móng đều là cần thiết. Suy cho cùng thì cấu trúc cơ bản quyết định kiến trúc thượng tầng, xây nhà cũng giống như làm người: Đều cần có nền móng vững chắc.
Pháp luật và bạn đọc