MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng: Đầu tư không phải du lịch, không phải cứ thích thì xách vali đi là xong!

Hiện nay, có không ít ý kiến cho rằng Covid-19 chính là thời cơ để Việt Nam đón được dòng vốn từ các công ty đa quốc gia muốn rời Trung Quốc. Tuy nhiên, trao đổi với Trí Thức Trẻ, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư lại cho rằng thông tin dòng vốn từ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam là không chính xác.

Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng: Đầu tư không phải du lịch, không phải cứ thích thì xách vali đi là xong! - Ảnh 1.

Ông có nhận xét gì về "làn sóng đầu tư chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam"?

Gần đây chúng ta nghe được những lời đánh giá của toàn thế giới rằng Việt Nam rất hay, nghe như là chúng ta chỉ cần ngồi chờ cơ hội đến thôi. Sự thực có phải vậy không?

Cách đây vài năm, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra đã có sự chuyển dịch rồi. Nhưng hiện tại, chúng vẫn ta hay nói một cách chung chung là đón làn sóng chuyển dịch đầu tư, và cứ hàm ý là từ Trung Quốc.

Song, sự chuyển dịch đầu tư ra khỏi Trung Quốc không dễ dàng và không thể nhanh được. Bởi lẽ, các nhà đầu tư còn phải cân nhắc, thực hiện các thủ tục liên quan để bảo toàn vốn... Ưu thế của một thị trường lớn của Trung Quốc không dễ gì bỏ đi được. Đầu tư không phải du lịch, không phải cứ thích thì xách vali đi là xong!

Với tình hình đại dịch Covid-19 như vậy, tình hình thị trường mỗi nước đều thay đổi. Nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc sẽ tự lựa chọn, sẽ giảm bớt đầu tư ở Trung Quốc và chuyển dần sang các hướng khác, trong đó có Việt Nam.

Dòng vốn này sẽ có hai loại. Loại thứ nhất là F1, là vốn từ chính quốc, ví dụ như từ Mỹ. Loại thứ hai là F2, tức là vốn đi từ một nước thông qua một nước thứ ba, có thể là Trung Quốc, rồi mới vào Việt Nam. Đón vốn F2 thì khó, nhưng F1 thì dễ hơn và có thể là nhanh hơn. Và khả năng hấp thụ phụ thuộc vào chính Việt Nam.

Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng: Đầu tư không phải du lịch, không phải cứ thích thì xách vali đi là xong! - Ảnh 2.

Theo ông, vốn vào Việt Nam hiện tại chủ yếu đang là F mấy? Và chúng ta nên tập trung vào dòng vốn nào?

Chủ yếu là vốn F1, tức là vốn từ chính quốc đầu tư mà không đi qua nước thứ ba.

Trước đây, giai đoạn sau chiến thắng năm 1975, thống nhất đất nước, Việt Nam vẫn còn bị cấm vận kinh tế. Ngay từ thời kỳ đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy cơ hội đổ vốn vào Việt Nam, nhưng họ buộc phải tìm cách đầu tư thông qua các chi nhánh của mình ở nước ngoài, hoặc các khu vực tự do đầu tư khác (như British Virgin Island) lấy địa điểm không phải từ chính quốc, để đăng kí đầu tư vào Việt Nam.

Nếu thị trường Trung Quốc thực sự khó khăn lâu dài, các nhà đầu tự khắc sẽ rút dần từng bước phù hợp. Họ sẽ không dại mà mở rộng đầu tư sản xuất tại Trung Quốc khi môi trường đầu tư tiếp tục khó khăn và không mang lại hiệu quả.

Song, Việt Nam chúng ta cũng không nhằm vào đó để khoét sâu thêm khó khăn của các nước láng giềng nói chung, mà chúng ta cố gắng cải thiên môi trường đầu tư của mình, cũng như tất cả các nước vẫn đang tự "làm đẹp" để thu hút các nguồn vốn FDI mới từ chính các nước đi đầu tư. Như vậy, chúng ta nâng cao sức cạnh tranh một cách lành mạnh, công khai, phù hợp với thông lệ đầu tư quốc tế.

Kết quả thu hút F1 đó mới đúng là truyền thống "Đói cho sạch, rách cho thơm", " đùm bọc nhau trong lúc khó khăn, giống như Việt Nam đã đối xử với người nước ngoài ngoài nhiễm Covid-19. Có như vậy, chúng ta mới có thể tự hào được về việc mình làm.

Xin giảm bớt truyền thông về chuyển dịch dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc!

Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng: Đầu tư không phải du lịch, không phải cứ thích thì xách vali đi là xong! - Ảnh 3.

Làm sao để trong bối cảnh có rất nhiều nhà đầu tư mời gọi, ta có thể tính táo sàng lọc ra dòng vốn chất lượng cao thưa ông?

Đầu tiên, ta cần xác định được những ngành và lĩnh vực ưu tiên gọi vốn. Nghị quyết 50 đã chỉ rõ, chúng ta ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Sau đó, cần phải thực hiện ngay các giải pháp đồng bộ đi kèm như: dành quỹ đất sạch; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đối với các dự án cần thiết, cấp thiết.

Bên cạnh đó, ta cũng cần thực hiện cơ chế xử lý nhanh (FDI Fast Track) để nâng cao vai trò của Tổ công tác mới được thành lập bởi Chính phủ.

Cùng với đó là đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, và đặt yêu cầu với nhà đầu tư về công nghệ cũng như đào tạo, để họ chuyển giao công nghệ, tất nhiên sẽ đi cùng với các ưu đãi thích hợp.

Quan trọng hơn cả là ta cần nghiêm túc đánh giá lại thực lực của Việt Nam. Trước hết là doanh nghiệp nhà nước. Đây là khu vực nẵm giữ nguồn lực lớn nhất của nền kinh tế. Chỉ riêng PVN, EVN và Viettel đã tạo ra 50% doanh thu, 51% lợi nhuận và 52% nộp ngân sách của tất cả các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Tôi đánh giá, đây là khu vực đầy nguồn lực, tiềm lực và điều kiện. Họ phải là trọng tâm của cách mạng 4.0. Cần thúc đẩy khối doanh nghiệp này thực hiện hợp tác với nước ngoài đầu tư vào các dự án lớn, hàm lượng công nghệ cao.

Kế đó là doanh nghiệp tư nhân. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ cần xác định mục tiêu, xây dựng liên kết trong nước, tự đào tạo, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo một cách nghiêm túc và có tầm nhìn. Đối với các tập đoàn tư nhân lớn, như FLC hay Vingroup, họ nên hợp tác với nước ngoài trong các dự án FDI công nghệ cao có quy mô lớn.

Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng: Đầu tư không phải du lịch, không phải cứ thích thì xách vali đi là xong! - Ảnh 4.

Việc các tập đoàn tư nhân hợp tác với doanh nghiệp FDI trong dự án có quy mô lớn sẽ đem lại lợi ích gì cho cả hai bên?

Phần lớn số lượng doanh nghiệp Việt hiện nay là nhỏ và vừa. Thực tế, ngay cả doanh nghiệp FDI cũng chù yễu có qui mô dưới 10 triệu USD mỗi dự án, và hiện chúng ta không thể thu hút được dòng vốn công nghệ cao, công nghệ nguồn, không có sự chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

Các tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp nhà nước của chúng ta có tiềm lực lớn, chiếm nguồn lực chính của nền kinh tế. Họ là sự lựa chọn hàng đầu, có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Để thực hiện được mục tiêu và định hướng thu hút công nghệ cao, các doanh nghiệp Việt Nam, cả tư nhân và nhà nước đều cần đi đầu thực hiện mục tiêu này. Vì thu hút công nghệ cao sẽ là một mục tiẻu lớn. Không có các doanh nghiệp có tiềm lực mở đường đi đầu thì mục tiêu sẽ khó thành công trong thực trạng kinh tế, doanh nghiệp hiện nay.

Các tập đoàn lớn này có thể làm được bốn việc. Thứ nhất là xác định đúng được dư án công nghệ cao cần thu hút đầu tư, theo đúng lĩnh vực Việt Nam cần. Thứ hai, việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài có thể giúp họ dành bớt vốn để tập trung cho các dự án cũng cần thiết khác. Thứ ba, họ sẽ có được năng lực tiếp thu chuyển gíao công nghệ cao và kinh nghiẻm quản lý.

Cuối cùng, là lợi ích cho cả hai bên. Doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đều đạt được mục tiêu. Nhà đầu tư nước ngoài có chỗ dựa vững chắc trong đàu tư, bảo toàn vốn và có lãi nhanh, nhiều. Trong khi các doanh nghiệp Việt sẽ có được công nghệ cao để phát triển bản thân doanh nghiệp và rộng hơn là đất nước.

Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng: Đầu tư không phải du lịch, không phải cứ thích thì xách vali đi là xong! - Ảnh 5.

Với những cơ hội hiện tại, cùng với việc mới ký kết EVFTA, liệu chúng ta có thể tăng xuất khẩu và tăng thu hút FDI mạnh mẽ như khi gia nhập WTO?

Theo tôi, đó là hai thời điểm hoàn toàn khác nhau và sẽ đưa đến các kết quả khác nhau.

Nhắc lại thời kỳ năm 2007, đây là năm đầu tiên mà kinh tế Việt Nam vận động và phát triển trong tư cách một thành viên mới của WTO. Đây là giai đoạn Việt Nam đặt bước chân đầu tiên vào sân chơi thương mại và đầu tư toàn cầu. Thời điểm đó trong cộng đồng quốc tế, chỉ có một số coi chúng ta là anh bạn cùng hội cùng thuyền, ta chưa có nhiều bạn bè, chiến hữu. Giờ thì khác, ta đã là một thành viên có uy tín trong WTO, đã tham gia vào nhiều hiệp định với các nước và Liên minh khu vực.

Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh của ta nếu so sánh với năm 2007 thì đã thuận lợi hơn. Song môi trường quốc tế thì lại đang bất ổn. Nên tôi cho rằng có khả năng sẽ không có sự nhảy vọt như sau WTO 2007, nhưng Việt Nam có khả năng duy trì được mức thu hút FDI trước đó.

Việc thu hút đầu tư FDI rõ ràng sẽ đem lại dòng vốn cần thiết cho chúng ta. Nhưng liệu điều đó có khiến ta đứng trước nguy cơ phụ thuộc vào vốn nước ngoài?

Bàn gì thì bàn, nhưng chúng ta phải giữ được mục tiêu nhất quán lâu dài trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ta biết tận dụng nguồn vốn nước ngoài để phát triển, nhưng ta cũng phải nhớ mục tiêu: "sử dụng" người ta nhưng phải hướng tới nền kinh tế tự lực tự cường. Tự lực tự cường tức là biết bảo vệ mình, biết để cho các doanh nghiệp của ta lớn mạnh và không bị phụ thuộc, đảm bảo an ninh quốc phòng, quốc gia lâu dài.

Những mục tiêu này vẫn phải tiếp tục duy trì, dù trong hoàn cảnh mới. Dù ta có cơ hội gì đi chăng nữa, nhưng nếu ta chỉ nhìn thấy cơ hội đó mà không hướng đến mục tiêu lâu dài thì chúng ta sẽ "hỏng".

Có rất nhiều thách thức giữa mong muốn và thực tại. Thực tại của chúng ta bây giờ là chúng ta đang lệ thuộc quá nhiều vào các thị trường bên ngoài. Họ chi phối đời sống của cả cá nhân và doanh nghiệp chúng ta, chưa nói đến sự mua chuộc không đàng hoàng khác. Nếu chúng ta không sáng suốt, chúng ta sẽ đi đến những thất bại không ngờ.

Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng: Đầu tư không phải du lịch, không phải cứ thích thì xách vali đi là xong! - Ảnh 6.

Rõ ràng, cơ hội không chỉ đến với một mình Việt Nam, mà còn cho cả các quốc gia như Ấn Độ hay Indonesia. Chúng ta làm sao để cạnh tranh với họ?

Như tôi đã nêu ở trên, ở giai đoạn giảm sút đầu tư toàn cầu vì Covid–19, nhiều quốc gia trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI hiện nay đang tự "làm đẹp" để nâng cao sức hấp dẫn. Cơ hội rõ ràng là có với sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư toàn cầu, nhằm khắc phục sự phụ thuộc vào một thị trường, cũng như sự đứt gãy chuỗi cung ứng...

Ấn Độ, Indonesia... và một số các nước khác đã có các động thái, việc làm cụ thể.  Việt Nam chúng ta cũng vậy. Nói ngắn gọn là "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế", đồng thời cùng lúc "thực hiên 5 mũi giáp công", trong đó có mũi giáp công FDI, thành lập Tổ công tác do Phó thủ tướng phụ trách.

Mỗi nước đều có cách làm riêng của mình, và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng: cách làm của chính Việt Nam không thua kém gì các nước khác. Cơ hội là có cho tất cả các nước, vấn đề cạnh tranh thì các nước đều cùng phải đối mặt.

Việt Nam trong cuộc cạnh tranh này sẽ không sợ thua kém ai, có lợi thế riêng của mình. Với quyết tâm và chì đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc thu hút FDI của cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam sẽ thành công.

Cảm ơn ông!

Hoàng An / Thiết kế: Hương Xuân

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên