Nguyên nhân dẫn đến sự "lụi tàn" của Parkson
Hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Parkson dần trở nên yếu thế khi đóng cửa 5 trung tâm thương mại. Việc kinh doanh thua lỗ theo đánh giá của các chuyên gia là "cái chết đã được dự báo trước" và có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ lụy này.
- 03-10-2018Parkson tiếp tục đóng cửa TTTM thứ 3 tại Tp.HCM?
- 15-05-2018Doanh thu Parkson tại Việt Nam xuống thấp kỷ lục, kéo dài chuỗi 21 tháng liên tục thua lỗ
- 03-03-2018Chuyện buồn của ‘gã cứng đầu’ Parkson: ‘Những tháng năm rực rỡ’ của mô hình Department Store và sự soán ngôi của các Shopping Mall
Buộc phải đóng 5 trung tâm thương mại tại 2 thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội, liên tiếp kinh doanh thua lỗ hàng chục tỉ đồng, Parkson dường như đang mất đi năng lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ.
Nói về một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của Parkson, ông Phạm Thái Bình, Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills TPHCM từng chia sẻ với báo giới rằng trong suốt gần 2 thập niên, mô hình Department Store (DS - tạm dịch: bách hóa tổng hợp) từng tạo được tiếng vang, khi giới thiệu cho người tiêu dùng tại Việt Nam những xu hướng mua sắm mới và sự gia nhập của các đơn vị nước ngoài.
Nếu chỉ xét trường hợp của Parkson, trước khi thu hẹp mạng lưới bán lẻ của mình, đơn vị này đã có những "tháng năm rực rỡ" tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2010.
Tuy nhiên, từ năm 2011 trở đi, mô hình kinh doanh theo hướng DS bắt đầu bộc lộ một vài nhược điểm, nhất là khi hình thức Shopping Mall (SM - tạm dịch: trung tâm mua sắm) kiểu mới xuất hiện, sở hữu đa chức năng từ mua sắm đến giải trí.
Theo giới quan sát, việc hành vi, thói quen lẫn năng lực, sở thích tiêu dùng của khách hàng tại các khu vực đều khác nhau và điều này ảnh hưởng mạnh đến việc vận hành của DS, vốn tuân thủ những nguyên tắc nhất định, khó thay đổi.
"Ngoài ra, việc người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen thuộc với việc sử dụng internet, thiết bị điện tử cũng như xu hướng thanh toán bằng thẻ tín dụng cùng sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu cũng sẽ là những thành tố quan trọng để thúc đẩy và thay đổi thị trường bán lẻ tại Việt Nam", vị này cho biết thêm.
Ông Tan Sri Cheng Heng Jem, Giám đốc điều hành Tập đoàn Parkson cho biết: “Điều này phản ánh môi trường kinh doanh ngày càng thách thức giữa một bối cảnh các nhà bán lẻ khác cạnh tranh gay gắt. Mặc dù, chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để cố gắng biến chuyển việc kinh doanh và tìm cách tăng giá trị tài sản. Mặc dù đạt nhiều tiến bộ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt đúng theo kỳ vọng.
Không phải Parkson không nỗ lực tìm con đường tồn tại tại thị trường Việt Nam. Ông cho biết đã đầu tư hàng triệu USD cho việc tái cấu trúc các cửa hàng tại Việt Nam, nhưng khoản đầu tư này cần thời gian dài để đem lại hiệu quả. Song song đó sẽ tập trung vào việc quảng bá chuyên sâu hơn, giám sát chặt chẽ hơn các khoản chi phí".
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển bình luận về việc kinh doanh Parkson đang gặp khó tại Việt Nam. Ông cho rằng: “Người tiêu dùng không phải là một thực thể tĩnh, thường thay đổi nhu cầu, mà chỉ có các công ty có khả năng đáp ứng được các xu hướng luôn thay đổi thì mới có khả năng tồn tại và sống sót”.
Theo một chuyên gia khác, với việc thu hẹp hệ thống cửa hàng cho thấy Parkson đang đi sau các người chơi mới trên thị trường bán lẻ, như Aeon, Lotte, Vincom về độ phủ cửa hàng. Điều này có nghĩa là thương hiệu Parkson sẽ mờ dần trong tâm trí khách hàng.
Lao động