Nhà băng lớn nhất thế giới bị lừa một vố 'đau điếng': Bỏ hơn 30 tỷ VND để mua mặt hàng quý nhưng mở ra toàn túi đá
Sàn giao dịch kim loại London (LME) đã thông báo về một sự cố vô cùng bất ngờ vào tuần trước tại một nhà kho ở thành phố cảng Rotterdam của Hà Lan.
- 27-09-2022Người phụ nữ giàu nhất lịch sử nước Mỹ: Gia tài nhiều hơn cả ''ông trùm nhà băng'' nhưng không thoát khỏi “sân si”, cuối đời trả giá vì hà tiện vô cực
- 12-06-2022Phát hiện cả một "thế giới ngầm" dưới lớp băng dày của Nam Cực khiến các nhà khoa học "nhảy cẫng lên" vì mừng rỡ
- 06-05-2022Hoàng hậu đặc biệt nhất Nhật Bản: Khiến nhà vua phá vỡ quy tắc tồn tại hàng trăm năm, lúc chồng băng hà làm ra hành động "kỳ lạ" mỗi sáng
- 05-03-2022Quá khứ cơ cực của cặp đôi đại gia quận 7: Di Băng thuở nhỏ ở nhà xây trên bãi rác nhờ "lượm vàng", lấy chồng ra ở riêng còn không có tiền lắp máy lạnh
Bên trong chỉ toàn là đá
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), một nhân viên điều hành nhà kho đã kiểm tra ra một lô hàng hóa được cho là chứa 54 tấn niken nhưng lại phát hiện ra bên trong chỉ toàn là đá. Sự việc giáng một đòn mạnh tới niềm tin vào sàn giao dịch kim loại đang gặp khó khăn này.
Những nguồn thạo tin cho biết, JPMorgan Chase & Co - ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, cũng là lớn nhất thế giới xét theo giá trị vốn hóa thị trường - được cho là chủ sở hữu của lô hàng này.
Những bao niken khi được kiểm tra lại toàn là bao đá. Ảnh: Getty.
Nếu bên trong những lô hàng này chứa niken, thì chúng sẽ có giá trị 1,3 triệu USD (khoảng hơn 30 tỷ VND) theo giá trị hiện tại. Khối lượng niken trong lô hàng chiếm 0,14% lượng niken đang được lưu trữ của LME.
Mặc dù sự cố này có tác động nhỏ đến thị trường kim loại thế giới, nhưng nó đặt ra câu hỏi về tính bảo mật của các hợp đồng của LME. Bloomberg nhận định: "Trong ngành nhiều rủi ro này, các hợp đồng của LME được coi là an toàn tới mức không thể nghi ngờ."
Tin tức về vụ việc đặt ra những câu hỏi mới về các hệ thống và quy trình vận hành của LME khi sàn giao dịch 146 năm tuổi này vẫn vượt qua được hậu quả của cuộc khủng hoảng niken vừa qua.
John MacNamara, giám đốc điều hành của Carshalton Commodities Ltd. và có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hàng hóa, chia sẻ trên LinkedIn: "Biên lai lưu kho của LME thường là tiêu chuẩn vàng cho các kho hàng trên toàn thế giới, và được coi là một khoản tương đương tiền mặt. Sự cố này thực sự là một thảm họa đối với LME.”
Sự cố khiến khách hàng hoảng sợ
Sự việc cũng tới vào thời điểm khó khăn đối với ngành kim loại, sau khi tập đoàn thương mại khổng lồ Trafigura tiết lộ vào tháng Hai rằng họ là nạn nhân của một vụ lừa đảo lớn, cáo buộc liên quan đến những lô hàng niken bị thất lạc.
Thông tin rằng một công ty quyền lực như Trafigura đang phải đối mặt với khoản lỗ hàng trăm triệu đô la đã khiến những người khác trong ngành hoảng sợ và yêu cầu được kiểm tra lại hàng hóa của họ trong các nhà kho.
Tuy nhiên, trước giờ kim loại luôn được coi là an toàn khi được đăng kí tại một nhà kho được LME phê duyệt. Các hợp đồng trên LME là tiêu chuẩn toàn cầu cho kim loại công nghiệp như nhôm, đồng và niken.
Sàn giao dịch tại LME. Ảnh: Bloomberg
Tờ WSJ cho biết, LME lần đầu công bố sự cố này vào cuối tuần trước, nhưng không tiết lộ chủ sở hữu của nhà kho nơi những lô hàng này được cất giữ. Tuy nhiên, một số nguồn thạo tin tiết lộ rằng nhà kho được sở hữu và điều hành bởi Access World.
Access World xác nhận với tờ Business Insider rằng họ hiện đang tiến hành kiểm tra các lô hàng niken trên tất cả các địa điểm. Hiện tại, trong kho nội bộ mới chỉ phát hiện được kho hàng 54 tấn nói trên gặp sự cố và đây chỉ là “trường hợp cá biệt, chỉ xảy ra ở nhà kho ở Rotterdam.”
Bên chịu thiệt hại chính
WSJ cho biết, có khả năng Access World sẽ chịu gánh nặng tài chính lớn cho sự việc lần này chứ không phải là JPMorgan Chase, bởi trách nhiệm của Access World là bảo vệ kho kim loại trong các cơ sở của mình.
Theo WSJ, JPMorgan Chase đã mua lô hàng này từ nhiều năm trước và hiện vẫn là người chơi tích cực trong lĩnh vực kim loại.
Những viên bi làm bằng niken. Ảnh: Bloomberg
Đối với ngành công nghiệp kim loại, việc thất lạc hàng hóa không phải là điều bất thường. Và nó càng không phải là điều bất thường đối với niken - một mặt hàng được ưa chuộng vì giá trị cao của nó.
Năm 2017, các ngân hàng Pháp và Úc đã bị thua lỗ trong năm 2017 với tổng giá trị hơn 300 triệu USD sau khi họ phát hiện ra các tài liệu giả mạo về niken được lưu trữ trong các kho ở châu Á thuộc sở hữu của Access World.
JPMorgan Chase và LME chưa trả lời các yêu cầu bình luận của tờ Insider.
Thể thao văn hóa