Nhà đầu tư chú ý, hàng loạt cổ phiếu sắp bị hủy niêm yết
Nguyên nhân bị hủy niêm yết cũng khác nhau.
- 19-04-2019VHG tiếp tục chuỗi tăng trần ấn tượng 22 phiên liên tiếp, sẽ hủy niêm yết trên HoSE để giao dịch trên Upcom
- 14-03-2019ORS tăng vốn, đổi tên thành Chứng khoán Tiên Phong trước khi bị hủy niêm yết vào ngày 10/4
- 16-02-2019Hủy niêm yết 2019: Hai sàn sớm gọi tên những cổ phiếu này
- 02-01-2019Nhiều cổ phiếu có nguy cơ hủy niêm yết trong năm 2019
- 26-09-2018Một lãnh đạo công ty vừa nhận chuyển nhượng 2,1 triệu cổ phiếu PTC dù đang có nguy cơ bị hủy niêm yết
Sở GDCK Hà Nội đã ra loạt quyết định về việc hủy niêm yết cổ phiếu đang niêm yết trên HNX với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thua lỗ 3 năm liên tiếp, loạt doanh nghiệp bị hủy niêm yết
Cổ phiếu DCS của CTCP Tập đoàn Đại Châu sẽ bị hủy niêm yết trên HNX từ 24/5/2019. Ngày giao dịch cuối cùng vào 23/5/2019. Lý do hủy niêm yết là do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC năm 2018 của công ty.
Trên BCTC năm 2018 của công ty thể hiện doanh thu năm 2018 đạt hơn 56,4 tỷ đồng, chỉ bằng 38% cùng kỳ và công ty ghi nhận lỗ gần 1 tỷ đồng, giảm mạnh so với số lỗ hơn 2,7 tỷ đồng năm 2017.
Trên BCTC năm 2018 Công ty TNHH Kiểm oán Nhân Tâm Việt đưa ra cơ sở là: Thứ nhất, công ty chưa thu thập được BCTC năm 2018 của CTCP Xuân Minh SD Thanh Hoa (công ty liên kết) để làm cơ sở trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn.
Thứ 2: năm 2014 công ty đã phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và số tiền thu được từ đợt phát hành này được tạm ứng để thực hiện dự án công trình hỗn hợp văn phòng và nhà ở, căn hộ để bán tại quân Tây Hồ, Hà Nội. Năm 2017 công ty đã chuyển nhượng dự án này tuy nhiên số dư phải thu số tiền tạm ứng này chưa được thu hồi (khoảng 50 tỷ đồng). Đối với các khoản đã thu hồi, công ty cho các tổ chức, cá nhân vay và 6 tháng cuối năm 2018 công ty không thực hiện tính lãi phải thu khoản vay này.
Do tầm quan trọng của "cơ sở từ chối việc đưa ra ý kiến" nên kiểm toán viên không thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán.
Một điểm đáng chú ý, cổ phiếu DCS hiện giao dịch trên thị trường ở mức giá 600 đồng/cổ phiếu nhưng thanh khoản lại khá lớn với nhiều trăm ngàn cổ phiếu khớp lệnh ỗi phiên. Thậm chí ngày 7/5 vừa qua còn có gần hơn 1,83 triệu cổ phiếu khớp lệnh.
Cũng thua lỗ 3 năm liên tiếp 2016, 2017, 2018, 30 triệu cổ phiếu PVV của CTCP Vinaconex 39 sẽ bị hủy niêm yết trên HNX từ 24/5/2019. Ngày giao dịch cuối cùng 23/5/2019.
Năm 2018 Vinaconex 39 lỗ gần 51 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối năm 2018 lên trên 251 tỷ đồng. Trên thị trường, cổ phiếu PVV đang giao dịch ở mức 600 đồng/cổ phiếu, lượng khớp lệnh mỗi phiên khá lớn. PVV cũng đang liên tục tăng trần, giảm sàn trên thị trường.
Ngoài ra, gần 4 triệu cổ phiếu PCN của CTCP Hóa phẩm dầu khí DMC cũng sẽ bị hủy niêm yết trên HNX từ 23/5/2019 do thua lỗ 3 năm liên tiếp. 4,5 triệu cổ phiếu DLR của Địa ốc Đà Lạt bị hủy niêm yết từ 24/5/2019 cũng với nguyên nhân thua lỗ 3 năm liên tiếp. Còn hơn 15 triệu cổ phiếu CMI của CTCP CMISTONE Việt Nam sẽ bị hủy niêm yết trên HNX từ 6/6/2019 tới đây.
Kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến
Cũng lý do kiểm toán từ chối cho ý kiến trên BCTC năm 2018, toàn bộ hơn 16 triệu cổ phiếu SDD của CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà sẽ bị hủy niêm yết trên HNX từ 4/6/2019. Ngày giao dịch cuối cùng vào 3/6/2019.
Cũng như cổ phiếu DCS của Tập đoàn Đại Châu, thanh khoản cổ phiếu SDD trên thị trường chứng khoán khá lớn với vài chục ngàn, thậm chí hàn trăm ngàn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
Năm 2018 doanh thu công ty đạt hơn 48,6 tỷ đồng, tăng 25,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên số lỗ lại gần gấp đôi năm 2017 với hơn 11,2 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp công ty ghi nhận lỗ, khoản lỗ lũy kế đến hết ngày 31/12/2018 là 19,36 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết theo quy định.
Bên cạnh đó đến hết năm 2018 nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, đồng thời trong năm công ty thực hiện chuyển nhượng 2 dự án trong số các nhà máy thủy điện quan trọng của công ty làm tổng tài sản giảm so với đầu năm.
Cụ thể như dự án Thủy điện Mường Sang 3 đã được chuyển nhượng cho Công ty TNHH Trường Phúc Lộc Tây Bắc với giá 13 tỷ đồng, và công ty đã thu hồi được toàn bộ số tiền trên nhưng vẫn chưa hoàn thành thủ tục sang tên chủ đầu tư, nhưng công ty đã ghi giảm giá trị công trình, ghi nhận doanh thu, giá vốn dự án.
Nhà máy thủy điện Tắt Ngoãng được chuyển nhượng cho CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất với giá hơn 177 tỷ đồng và đac thu hồi được hơn 141 tỷ đồng và bù trừ với khoản tiền vay ngân hàng. Tuy nhiên 2 bên vẫn chưa hoàn thành thủ tục snag tên nhưng công ty đã ghi giảm giá trị công trình và ghi nhận thu nhập, chi phí từ việc chuyển nhượng dự án trên.
Kiểm toán cho biết không đủ cơ sở để xác minh được tính khả thi của việc chuyển nhượng các dự án trên cũng như mức độ ảnh hưởng đến BCTC. Đồng thời những yếu tố nêu trên ảnh hưởng trọng yếu đến khả năng hoạt động liên tục của công ty. Do vậy kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trên BCTC.
Những doanh nghiệp đang đứng trước "án hủy niêm yết"
Chưa thông báo chính thức, nhưng Sở GDCK Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu CTCP Khoáng sản Hòa Bình (KHB) giải trình nguyên nhân Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt tại Hà Nội từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC năm 2017 và 2018 của công ty – thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết.
Bên cạnh đó Sở GDCK Hà Nội cũng có công văn gửi CTCP Xi măng Sài Sơn (mã chứng khoán SCJ) với nội dung, ngày 20/3/2019 Sở GDCK Hà Nội đã nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký niêm yết của Xi măng Sài Sơn đối với 18.323.000 cổ phiếu chào bán riêng lẻ để hoán đổi công nợ theo Nghị quyết ĐHCĐ bất thường của công ty.
Sở GDCK Hà Nội nhận thấy sau khi hoán đổi thuộc diện bị hủy niêm yết theo quy định. Hiện sở GDCK Hà Nội đang từ chối thay đổi đăng ký niêm yết và đề nghị công ty báo cáo giải trình.
Cụ thể, theo giải trình từ phía công ty, sau khi phát hành cổ phiếu hoán đổi công nợ cho ông Nguyễn Sỹ Tiệp với số cổ phiếu 18.323.000, nâng tổng vốn điều lệ lên gần 378,4 tỷ đồng. Tuy nhiên tình hình kinh doanh năm 2018 của công ty không thuận lợi với khoản LNST chỉ hơn 5,3 tỷ đồng. Sau khi hoán đổi công nợ, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 1,48%, thấp hơn tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tối thiểu để được niêm yết trên HNX là 5%. Do vậy Xi măng Sài Sơn thuộc diện chứng khoán bị hủy niêm yết.
Cổ phiếu ASA của CTCP Hàng Tiêu dùng ASA cũng đang bị đưa vào diện bị tạm ngừng giao dịch để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Theo Sở GDCK Hà Nội, đến ngày 12/4/2019 công ty vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017, báo cáo soát xét năm 2018 và báo cáo tài chính kiểm toán quý 4/2018 và BCTC kiểm toán năm 2018.
Sở GDCK Hà Nội xét thấy cần thiết hủy niêm yết cổ phiếu ASA để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Hiện sở đang chờ giải trình từ phía công ty.
Cổ phiếu ALV của CTCP Đầu tư phát triển Hạ tầng ALV cũng đứng trước nguy cơ hủy niêm yết khi 3 năm liên tiếp 2016, 2017, 2018 thua lỗ. Tuy nhiên công ty chưa công bố BCTC kiểm toán năm 2018. Chứng khoán ALV thuộc trường hợp bị hủy niêm yết theo quy định. Sở GDCK Hà Nội đang yêu cầu công ty công bố giải trình.
Trí Thức Trẻ