Nhà đầu tư dài hạn nên làm gì trong cuộc "tắm máu" thị trường chứng khoán toàn cầu?
Tâm lý lo đang bao trùm các nhà đầu tư toàn thế giới trong bối cảnh sự sụt giảm 834 điểm của chứng khoán Mỹ kéo theo sự sụt giảm trên toàn cầu.
- 11-10-2018Cuộc "tắm máu" khiến chứng khoán Trung Quốc tụt xuống mức thấp nhất 4 năm qua
- 11-10-2018Thị trường chứng khoán đang bị bán tháo "quá dễ dàng"
- 11-10-2018Chứng khoán toàn cầu lao đao sau cú trượt dài 836 điểm của chứng khoán Mỹ
- 11-10-2018Chứng khoán Mỹ bị bán tháo, Dow Jones sụt giảm 836 điểm
- 08-10-2018Thị trường chứng khoán Trung Quốc "đỏ rực" trong ngày giao dịch đầu tiên sau nghỉ lễ
Theo Bloomberg, đây là thời điểm các nhà đầu tư dài hạn nên tìm sự tự tin, không tuyệt vọng và mong đợi FED kiên định với nhiệm vụ của mình. Cơn đau trong ngắn hạn là điều không thể tránh khỏi và đang bao trùm nhưng việc ngân hàng trung ương bị phân tâm bởi những biến động đang diễn ra có thể khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, bất chấp những chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thông báo rằng họ sẽ tiếp tục kiên định với chính sách thắt chặt lãi suất miễn là nó đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản. FED cũng nêu rõ quan điểm rằng họ không cho phép thị trường chứng khoán "định hình lại quan điểm của FED về nền kinh tế" cũng như làm thay đổi nhận thức về thị trường tài chính của họ.
Chính sách tiền tệ của FED đang hỗ trợ một nền kinh tế toàn diện. Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đang ở mức 3,2%, mức khá thấp so với lịch sử nhờ sự kỳ vọng lạm phát không quá nghiêm trọng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục hưởng lợi, các nhà đầu tư cần cảm ơn vì chính sách tiền tệ ổn định, ngay cả khi điều đó có nghĩa là hạn chế lãi suất.
Trong khi đó, CNBC cho rằng FED đang có những thay đổi cơ bản và thị trường phải thích nghi với điều đó. Trên thực tế, chính sách tiền tệ của FED và các diễn biến thị trường luôn đan xen trong thập kỷ qua. Ngân hàng Trung ương đã duy trì lãi suất cơ bản gần 0 với cả 3 vòng nới lỏng định lượng bằng cách mua lượng trái phiếu và chứng khoán thế chấp trị giá 3,7 nghìn tỷ USD. Hơn thế nữa, các cựu chủ tịch của FED, bao gồm Ben Bernanke và Janet Yellen, luôn sẵn sàng hành động để trám vào bất cứ vết nứt nào trên thị trường hoặc dữ liệu kinh tế.
Tuy nhiên, Chủ tịch Jerome Powell đã sẵn sàng định nghĩa về FED theo một cách khác biệt. Cơ quan này sẽ không còn là y tá để khắc phục những tổn thương của nền kinh tế Mỹ mà sẽ trở thành người gác cửa nhằm đảm bảo cho mọi thứ đúng hướng.
"Đó thực sự mà một cú rung lắc. Mọi người sẽ gãi đầu nhưng họ không thực sự suy nghĩ lại về cách FED hoạt động. FED không phải lúc nào cũng là người đi can thiệp", Michael Yoshikami, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Destination Wealth Management, nhận định.
Tổng thống Donald Trump thì tỏ ra không hài lòng với FED. Nói về cú trượt dài của Chứng khoán Mỹ, Tổng thống Trump nhấn mạnh: "Đó là cú điều chỉnh mà chúng ta đã chờ đợi trong một thời gian dài nhưng tôi thực sự không đồng ý với những gì FED đang làm. FED đang phạm sai lầm. Họ quá chặt chẽ. Tôi nghĩ FED thật là điên dồ".