Nhà đầu tư tháo chạy, chiến lược 'cổ phiếu chỉ tăng giá' sụp đổ trước cú sập 2 nghìn tỷ USD
Chiến lược "cổ phiếu chỉ tăng giá" bị nhà đầu tư "quay lưng" khi thị trường biến động mạnh trong phiên 11/6. Nhà đầu tư cá nhân là nhóm bán tháo mạnh nhất, đặc biệt là đối với các cổ phiếu tích cực được mua vào trong tháng vừa qua, đó là hàng không, năng lượng và ngân hàng.
- 12-06-2020Tổng thống Trump đổ lỗi cho FED vì cú sập 1.800 điểm của chứng khoán Mỹ
- 25-05-2020Công ty vắc xin Trung Quốc sập giá thảm hại sau cú tăng sốc
- 10-05-2020Lãi 90% trong năm ngoái, chốt sạch danh mục trước khi Covid-19 "đánh sập thị trường", vị quản lý quỹ này tin rằng những điều tồi tệ nhất còn ở phía trước
Chiến lược đầu tư "một chiều" được chia sẻ rộng rãi trên Twitter và những phòng chat trong thời gian gần đây thực sự không còn là một hướng đi hiệu quả như nhà đầu tư lầm tưởng. "Cổ phiếu chỉ tăng giá" chính là ý tưởng đó và đã bị nhà đầu tư "quay lưng" khi thị trường biến động mạnh trong phiên 11/6, khiến 2 nghìn tỷ USD bị "thổi bay". Nhà đầu tư cá nhân là nhóm bán tháo mạnh nhất, đặc biệt là đối với các cổ phiếu tích cực được mua vào trong tháng vừa qua, đó là hàng không, năng lượng và ngân hàng.
Dù mức giảm lần này vẫn không đáng kể so với đà tăng tới 45% của S&P 500 từ mức thấp hồi cuối tháng 3, thì ít nhất tình trạng này cũng cho thấy nền tảng kém vững chắc của đà tăng mạnh mẽ bất chấp những tín hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Các nhà đầu tư cá nhân rót tiền trong vài tuần qua đã cảm nhận được "nỗi đau" này. Dù họ tiếp tục rót tiền, thì vẫn còn cả chặng đường dài phía trước, cụ thể là vài tuần tới.
S&P 500 giảm gần 6% - ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ giữa tháng 3.
Mike Mullaney – giám đốc nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Boston Partners, nhận định: "Nhà đầu tư cá nhân đã đổ tiền theo cách này tương đối nhiều. Hiện tại họ cảm thấy thế nào? Tồi tệ, cực kỳ tồi tệ. Họ đang đặt câu hỏi rằng liệu đây có phải một bước đi vững chắc."
Tại một số thị trường, phiên giao dịch như ngày hôm qua có thể thu hút một số "kẻ đi săn món hời", hay ít nhất là những nhà đầu tư nghi ngờ về giá trị của một số công ty Mỹ dường như đã khiến 2 nghìn tỷ USD bị "cuốn bay" chỉ trong 6,5 tiếng đồng hồ. Và tuy nhiên, diễn biến ở phiên ngày thứ Năm cũng không khiến giá cổ phiếu đặc biệt rẻ hơn – một điều có thể trở thành "điềm gở" đối với sự ổn định lâu dài của đà tăng.
Nếu đợt bán tháo ở phiên 11/6 xảy ra vào năm 2019 thay vì năm 2020, thì đó sẽ là mức giảm mạnh nhất trong 8 năm. Tuy nhiên, sau khi phiên này, thì định giá của S&P 500 vẫn cao hơn 13% so với hồi tháng 2. Cổ phiếu rẻ hơn, nhưng không phải ở mức có thể thu hút những "kẻ đi săn món hời".
S&P 500 và các cổ phiếu bán lẻ được ưa thích có cùng lao dốc.
Dựa vào dự báo lợi nhuận trong 12 tháng tới, S&P 500 giao dịch ở mức thấp hơn khoảng 1,5% điểm so với hôm thứ Hai. Tuy nhiên, ở mức 21,3 điểm thì con số này vẫn cao hơn 2 điểm so với mức cao nhất ghi nhận vào tháng 2. Có thể nói rằng, nếu cổ phiếu có giá quá đắt so với lợi nhuận trước đợt bán tháo hồi tháng 3, thì trường hợp định giá không khả quan hơn.
Giri Cherukuri – trưởng nhóm trader và quản lý danh mục đầu tư tại Oakbrook Investments, nhận định: "Thị trường và diễn biến của nền kinh tế đã mất kết nối. Đây chỉ là cú sụt giảm nhẹ sau đà tăng mạnh. Tôi không nghĩ rằng đây là cơ hội để mua vào. Tỷ số P/E vẫn ở mức cao."
Trong đợt bán tháo vừa rồi, nhà đầu tư tháo chạy hỏi hầu hết các lĩnh vực, nhưng hàng không, điều hành du thuyền và du lịch là những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong các cổ phiếu giảm mạnh nhất, có American Airlines Group và Carnival đều mất hơn 15%. Các nhà bán lẻ như Kohl’s và Nordstrom cũng giảm ít nhất 11%.
Nhiều trong số những nhà đầu tư cá nhân - vốn theo đuổi kịch bản hồi phục và cổ phiếu của các công ty mất khả năng thanh toán, đang "cảm nhận nỗi đau". Cổ phiếu của công ty bất động sản Trung Quốc - Fangdd Network Group, đã giảm 75% kể từ hôm thứ Ba.
Cổ phiếu hàng không rớt giá mạnh sau 10 ngày tăng liên tiếp.
Đó là một hồi chuông cảnh báo cho thấy rằng tâm lý nhà đầu tư có thể thay đổi nhanh chóng như thế nào. Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dù gần đây rót tiền mạnh vào các cổ phiếu chịu ảnh hưởng của đại dịch cho thấy xu hướng bắt đáy, thì tâm lý của họ dường như không quá vững chắc.
Theo Dan Skelly – trưởng nhóm nghiên cứu và chiến lược thị trường tại Morgan Stanley Wealth Management, tỷ số P/E từ trước đến nay là thước đo định giá hiệu quả trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thì nó có thể rất không hiệu quả. Ông nói: "Nó có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý, những vấn đề vĩ mô hoặc bất kỳ thông tin nào trong ngày."
Theo đó, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi rằng lợi nhuận trong năm nay sẽ như thế nào. Các nhà phân tích dự đoán các thành viên trong S&P 500 sẽ tạo ra 127 USD/cổ phiếu vào năm 2020. Con số này thấp hơn so với mức dự báo 136,20 USD vào giữa tháng 4. Trong số các chiến lược gia ở Phố Wall, thì mức dự báo ảm đạm nhất là 50 USD.
Lauren Goodwin – chiến lực gia kinh tế và danh mục đầu tư đa tài sản của New York Life Investments, cho biết nền kinh tế và thị trường đối mặt với tình trạng nhu cầu sụt giảm rất mạnh. Tuy nhiên, bà nói rằng "ngay cả khi các chương trình của Fed có thể hỗ trợ các loại tài sản rủi ro, thì nếu nhu cầu không có, lợi nhuận cũng không thể tăng lên."
Tham khảo Bloomberg