MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà giàu châu Á đua nhau gửi con sang phương Tây học từ cấp 2

17-08-2019 - 17:00 PM | Tài chính quốc tế

Dù số lượng các trường này không nhiều và vốn vô cùng đắt đỏ, học phí mỗi năm có thể lên đến 74 nghìn USD/năm, các trường mang đến con đường vào đại học danh tiếng nhất.

Philip Tsuei chỉ mới 12 tuổi khi bố mẹ anh gửi anh đến một nơi cách quê hương anh đến 7 nghìn dặm để theo học trường trung học tại Massachusetts, Mỹ. Philip Tsuei vẫn nhớ như in cảm giác của mình khi ấy: “Mọi chuyện thật tồi tệ. Cứ như thể tôi bị kết án tù chung thân. Và tôi đếm từng ngày”.

Dù vậy anh cũng hiểu rằng trách nhiệm của mình là phải học tốt ở trường nam sinh. Anh trai của anh cũng ghi danh vào học tại đây. Gia đình của hai người con trai này coi đó như bước chuẩn bị cần thiết để họ có thể vào được các trường đại học danh tiếng.

Nhiều gia đình giàu có châu Á nhiều năm nay đã coi đại học Mỹ như tấm vé vàng nhằm đảm bảo tương lai của con cháu họ, thế nhưng ngày một nhiều người muốn gửi con đi sớm hơn nhằm giành lợi thế cạnh tranh.

Ngày một nhiều gia đình, đặc biệt từ Trung Quốc, gửi con đến các nước phương Tây nhằm tham gia các trường nội trú. Dù số lượng các trường này không nhiều và vốn vô cùng đắt đỏ, học phí mỗi năm có thể lên đến 74 nghìn USD/năm, các trường mang đến con đường vào đại học danh tiếng nhất.

Nhà điều hành tại quỹ Dunbar Consultants, ông Rick Dickson, nhận xét: “Cũng hoàn toàn tự nhiên khi mà những gia đình này muốn con đi học các trường nội trú từ bé bởi họ cảm giác rằng họ sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn”.

Quy mô của thị trường này rất khó để tính toán cụ thể thành những con số. Tại trường Fay School ở Massachusetts, số lượng các ứng viên ngoại nộp hồ sơ vào trường nội trú (từ lớp 7 đến hết lớp 9) đã tăng chóng mặt trong thời gian gần đây, theo số liệu được cung cấp bởi cơ quan giáo dục địa phương.

Tại một số trường danh tiếng khác, nhu cầu theo học của người nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc đã lớn đến nỗi trường phải thành lập ra hẳn một chương trình để đánh giá năng lực tiếng Anh và lọc hồ sơ từ ứng viên Trung Quốc. Tuy nhiên, trường từ chối cung cấp số lượng cụ thể.

Anh John Rao năm nay 21 tuổi từng đi đầu phong trào ra nước ngoài học từ bé này. Hệ thống giáo dục cứng nhắc và khắc nghiệt của Trung Quốc không phù hợp với anh. Chính vì vậy từ khi anh mới 13 tuổi, cha mẹ anh đã gửi anh ra nước ngoài học. Một thập kỷ trước, cực kỳ hiếm gia đình đưa con ra nước ngoài học sớm như vậy, thế nhưng với Rao, cơ hội đi học quá tốt để bỏ lỡ.

Sinh viên đến từ các nước Đông Á góp tỷ lệ lớn trong nhóm sinh viên quốc tế, thế nhưng tốc độ tăng trưởng đang cao chóng mặt chủ yếu bởi Trung Quốc và Hàn Quốc. Vào năm 2018, dù tăng trưởng có chậm lại nhưng học sinh Trung Quốc chiếm 37% trong nhóm các học sinh cấp 2 tại Mỹ.

Theo Trung Mến

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên