MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà khảo cổ bỏ 1.800 NDT mua lại 'bó củi' từ một cụ già: Đây là bảo vật quốc gia, giá trị không dưới 100 triệu NDT!

06-03-2021 - 20:38 PM | Sống

Các nhà khảo cổ đã bỏ ra 1.800 NDT để mua lại một 'bó củi' từ người nông dân, phải chăng họ đã phung phí một khoản tiền không đáng?

Vào những năm 1960, để mở rộng quy mô bảo tàng, ban lãnh đạo thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông đã yêu cầu Sở văn hóa địa phương bắt đầu thu thập các di vật văn hóa đang được người dân khắp nơi lưu giữ. Với mỗi món đồ, các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra, xác định giá trị lịch sử, định giá và trả cho người giao nộp một khoản tiền.

Tuy nhiên, trong số những chiến lợi phẩm thu về, có một thứ khiến ai cũng thắc mắc về giá trị của nó. Đây là cổ vật mà các chuyên gia phải bỏ ra nhiều tiền nhất để mua lại, tuy nhiên, vẻ bề ngoài của nó lại vô cùng xù xì, ố vàng và không còn nguyên vẹn.

 Nhà khảo cổ bỏ 1.800 NDT mua lại bó củi từ một cụ già: Đây là bảo vật quốc gia, giá trị không dưới 100 triệu NDT!  - Ảnh 1.

Các nhà khảo cổ đã bỏ ra 1.800 NDT chỉ để mua lại một bó củi nhóm bếp (Ảnh minh họa: Baijiahao)

Vậy vì lý do nào mà các chuyên gia sẵn sàng bỏ ra tới 1800 NDT để mua lại một bó củi? Phải chăng lần này họ đã định giá sai?

“Bó củi” ngủ quên trong kho

Dưới triều đại nhà Thanh (1636–1912), gia tộc họ Đinh tại Long Khẩu, Sơn Đông được coi là một trong những dòng tộc hưng thịnh nhất. Với truyền thống kinh doanh được lưu truyền qua nhiều thế hệ, các cửa hàng của họ trải dài khắp cả nước, đem lại doanh thu khổng lồ.

Thậm chí có nhiều giai thoại còn kể lại rằng số tiền mà gia tộc này kiếm được còn nhiều hơn doanh thu tài khóa của triều đình nhà Thanh. Vì sự giàu có, họ trở nên vô cùng nổi tiếng và được mọi người gọi với cái tên “Đinh Triệu”, ý chỉ doanh thu cao ngất trời của họ Đinh.

Tới năm 1947, phong trào cách mạng tại Trung Quốc đang ở giai đoạn căng thẳng, khi giải phóng quân tiến đánh vùng Sơn Đông, những tin tức về chiến thắng của họ khiến nhiều quý tộc và địa chủ lo lắng.

Gia tộc họ Đinh cũng không phải ngoại lệ, bởi việc kinh doanh trước đó cũng có phần áp bức, bóc lột những người nông dân nên để bảo vệ bản thân, họ đã chọn cách mang theo của cải của mình và bỏ trốn. Tuy nhiên, do khối lượng tài sản quá lớn nên số đồ đạc bị bỏ lại cũng có giá trị khổng lồ.

 Nhà khảo cổ bỏ 1.800 NDT mua lại bó củi từ một cụ già: Đây là bảo vật quốc gia, giá trị không dưới 100 triệu NDT!  - Ảnh 2.

Gia tộc họ Đinh là một trong những dòng họ giàu có nhất Trung Quốc thời nhà Thanh (Ảnh minh họa: Baijiahao)

Lúc này, những người làm công nhà Đinh Triệu không có cách nào đòi được tiền công, vậy nên họ quyết định chia nhau số tài sản còn sót lại trong nhà.

Trong số đó, có một lão nông họ Lâm đã làm việc ở đây lâu năm, do tính cách trung thực và hiền lành, ông đã quyết định trở về mà không nhận chia bất cứ phần tài sản nào. Tuy nhiên, chính vì việc này mà ông và vợ đã cãi nhau một trận lớn, người vợ cho rằng ông đã lao động chân chính tại đây nên việc được nhận một phần tiền như tiền công là điều hoàn toàn xứng đáng.

Nghe lời khuyên của vợ, ông Lâm đã quyết định quay lại nhà họ Đinh với hy vọng sẽ tìm được một thứ gì đó có giá trị.

Không như mong đợi, những đồ vật có giá trị trong căn nhà quý tộc đã bị lấy hết, ông tìm rất lâu chỉ thấy trong sân có 2 bó giấy rách, nên đành mang chúng về nhà.

Khi nhìn thấy món đồ trên tay chồng, bà Lâm vô cùng tức giận, bà cho rằng đó chỉ là một bó giấy rách không có giá trị, vậy nên họ đã quyết định sử dụng chúng để nhóm bếp.

Tuy nhiên, dường như đây thực sự là những món đồ bỏ đi bởi chất liệu cùng khung ngoài của nó khiến lửa không thể bắt cháy. Đốt cũng không được, không còn cách nào khác, ông Lâm đành ném 2 “bó củi” vào kho, cứ như thế nó bị lãng quên trong hàng chục năm trời.

 Nhà khảo cổ bỏ 1.800 NDT mua lại bó củi từ một cụ già: Đây là bảo vật quốc gia, giá trị không dưới 100 triệu NDT!  - Ảnh 3.

Bó củi được ông Lâm sử dụng để nhóm bếp (Ảnh: Sohu)

Tới năm 1960, khi được gặp gỡ các chuyên gia văn hóa, người nông dân này chợt nhận ra trong số các cổ vật mà chuyên gia thu được có một thứ rất quen thuộc, giống với 2 "bó củi" ở nhà mình.

Ông cẩn thận đề cập rằng trong nhà mình cũng có 2 thứ tương tự, nếu thực sự là đồ vật các chuyên gia đang tìm kiếm, ông sẵn sàng giao nộp. Lúc này, nhóm khảo cổ nghĩ rằng có thể những thứ ông đang sở hữu chỉ là tập giấy tranh Tết cũ nhưng vẫn quyết định tới xem thử.

Tuy nhiên, khi chuyên gia nhìn thấy 2 “bó củi” trong kho của người nông dân, họ đã vô cùng choáng váng và không tin mắt mình.

Tuyệt tác có một không hai, định giá tới 100 triệu NDT

Hai “bó củi nhóm bếp” thực chất là tuyển tập hàng chục bức tranh và thư pháp cổ, được bảo quản vô cùng tốt, hầu hết chúng đều là những tuyệt tác hội họa.

Hóa ra sau khi gia tộc Đinh Triệu trở nên nổi tiếng, họ đã chi rất nhiều tiền để sưu tập những bức tranh và thư pháp cổ quý giá trên khắp đất nước. Hai "bó củi" mà ông Lâm nhặt được năm đó là một phần của bộ sưu tập thư pháp và hội họa của gia tộc họ Đinh.

Các chuyên gia cho rằng, những bức thư pháp và tranh vẽ này đều là di vật văn hóa, nhưng giá trị cụ thể cần phải đưa về Bảo tàng Yên Đài để xác định. Sau khi nghe điều này, người nông dân đã sẵn sàng đồng ý, ông nói rằng những thứ này để ở nhà như "củi" và nếu đất nước cần chúng, ông sẵn sàng giao chúng ngay lập tức.

Sau khi tuyển tập thư pháp và hội họa này được gửi đến bảo tàng, tổng cộng đã thống kê được 70 bức tranh, trong đó có 53 bức là báu vật , đặc biệt nhất trong số đó là bức “Phật cổ” - bức tranh được các nhà sưu tầm thư pháp hội họa đánh giá là tranh cổ số 1 thời nhà Thanh.

 Nhà khảo cổ bỏ 1.800 NDT mua lại bó củi từ một cụ già: Đây là bảo vật quốc gia, giá trị không dưới 100 triệu NDT!  - Ảnh 4.

Bức tranh được đánh giá là kiệt tác số 1 thời nhà Thanh (Ảnh: Sohu)

Theo nghiên cứu, bức "Cổ Phật" này đến từ Kim Nông (1687-1763), người đứng đầu "Bát quái Dương Châu" thời nhà Thanh.

Mặc dù người đàn ông này bắt đầu học hội họa vào năm 50 tuổi, nhưng dựa vào kiến ​​thức uyên thâm về văn học và thư pháp, cuối cùng ông đã trở thành họa sĩ nổi tiếng nhất trong thời Khang Hy và Càn Long. Kỹ thuật vẽ "Du ty", "Kim thác đao" của ông là độc nhất vô nhị trong giới hội họa.

Bức “Cổ Phật” này là tác phẩm thời đỉnh cao của ông, không chỉ sử dụng phương pháp vẽ tranh độc đáo, mà còn kết hợp kỹ thuật thư pháp vào bức tranh, vô cùng quý hiếm.

Mặc dù ông Lâm tình nguyện giao nộp bức tranh và không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào, tuy nhiên quản lý bảo tàng vẫn quyết định gửi tặng ông 1800 NDT như một phần thưởng về sự trung thực.

Ngày nay, danh tiếng của họa sĩ Kim Nông ngày càng được nhiều người biết đến, các tác phẩm của ông nhận được sự yêu thích và săn lùng của giới hội họa.

Thư pháp và tranh vẽ của ông ngày càng có giá trị, năm 2009, tác phẩm "Sách Hoa Quả" của Kim Nông đã lập kỷ lục đấu giá với mức giá 39,76 triệu NDT. Mặc dù, giá trị của "Cổ Phật" có thể dễ dàng vượt quá 100 triệu NDT, nhưng 1.800 NDT chắc chắn là một khoản tiền khổng lồ vào thời điểm năm 1960.

Hiện nay bức "Cổ Phật" đã được Ủy ban Di tích Văn hóa Quốc gia xác định là di tích văn hóa cấp quốc gia, là một trong 10 bảo vật hàng đầu của Bảo tàng Yên Đài và bị cấm xuất nhập cảnh và trưng bày ở nước ngoài.

Bài viết tham khảo từ Sohu



Theo Mai Thùy

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên