MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà khoa học ngồi suốt 50 năm đưa ra lời cảnh báo trước khi mất: Chúng ta ăn quá nhiều, vận động quá ít!

22-03-2020 - 10:03 AM | Sống

"Con người quá tham lam, không ngừng đi thỏa mãn ham muốn của bản thân, thách thức giới hạn của chính mình, gặp đồ ăn, chúng ta không biết cách kiềm chế, tuy ăn nhiều, nhưng vận động ngược lại lại vô cùng ít".

Hai năm trước, Stephen Hawking, một trong những nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng và là tác giả của cuốn "Lược sử thời gian", qua đời ở tuổi 76.

Nhìn lại cuộc đời của Hawking, mặc dù ông bị "đóng đinh" trên xe lăn trong phần lớn cuộc đời (21 tuổi được chẩn đoán mắc ALS, bệnh xơ cứng teo cơ một bên, bác sĩ khẳng định rằng ông không thể sống quá 2 năm), nhưng ông vẫn luôn quan tâm tới sự phát triển của con người, và chưa bao giờ dừng "bước".

Dù vận động không thuận tiện, ông vẫn luôn không ngừng thử thách những điều mới, đóng vai chính mình trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, khiến công chúng có cái nhìn khác về khoa học.

Vào năm 2016, Hawking đã nêu ra một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất nghiêm trọng trong một quảng cáo dịch vụ công cộng ở Thụy Sĩ, và cũng cảnh báo toàn nhân loại.

"Con người quá tham lam, không ngừng đi thỏa mãn ham muốn của bản thân, thách thức giới hạn của chính mình, gặp đồ ăn, chúng ta không biết cách kiềm chế, tuy ăn nhiều, nhưng vận động ngược lại lại vô cùng ít."

Vậy chúng ta nên làm sao?

Rất đơn giản, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen vận động.

Tuy nhiên, không có nhiều người làm được điều này.

Nhà khoa học ngồi suốt 50 năm đưa ra lời cảnh báo trước khi mất: Chúng ta ăn quá nhiều, vận động quá ít! - Ảnh 1.

Nhà vật lý Stephen Hawking

Vậy tác hại của việc "ngồi lâu" mà Hawking âm thầm cảnh báo chúng ta, rốt cuộc có tác hại ra sao?

6 cái hại của việc ngồi lâu, ít vận động

Hại một

Ít vận động có thể gây đau cơ, cứng cổ, đau đầu, chóng mặt, có thể làm nặng thêm các bệnh về thắt lưng và cổ tử cung.

Hại hai

Ít vận động khiến não không được cung cấp đủ máu, dẫn đến giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não, làm nặng thêm tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ, tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.

Hại ba

Ngồi ì một chỗ trong một thời gian dài có thể làm rối tĩnh mạch gần trực tràng, mức độ tắc nghẽn tăng lên, làm cho bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến chảy máu trong phân và rò hậu môn.

Hại bốn

Theo lý mà nói, dân văn phòng cũng tiêu tốn khá nhiều năng lực trí não và thể chất, đáng lẽ cũng phải cảm thấy đói, nhưng tại sao bạn lại không muốn ăn hay không cảm thấy đói khi đến giờ ăn? Đó chính là "uy lực" của việc ngồi lâu.

Hại năm

Khi lượng calo ăn vào lớn hơn lượng calo tiêu thụ, chất béo trong cơ thể có xu hướng tích tụ và trọng lượng cơ thể tăng lên. Béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với nhiều bệnh mãn tính.

Hại sáu

Ngồi lâu khiến toàn bộ trọng lượng cơ thể bị đè xuống đáy cột sống, vai và cổ không hoạt động trong một thời gian dài, dễ gây cứng cột sống cổ. Trong trường hợp nghiêm trọng, biến dạng cột sống có thể gây ra chứng cong lưng và xương.

Nhà khoa học ngồi suốt 50 năm đưa ra lời cảnh báo trước khi mất: Chúng ta ăn quá nhiều, vận động quá ít! - Ảnh 2.

Làm thế nào để tránh những tác hại do việc ngồi lâu, ít vận động gây ra?

Tránh? Rất tiếc, những tác hại do việc ngồi lâu gây ra là không thể bù đắp lại được.

Hiệp hội Y khoa Úc, "Nhà khoa học mới", Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và nhiều tổ chức y học khác đã xác nhận thông qua quan sát lâu dài rằng các mối nguy hiểm về sức khỏe do trạng thái "tĩnh" (đứng, ngồi hoặc giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài) gây ra, ngay cả khi bạn kiên trì tập thể dục thì cũng không thể nào loại bỏ được.

Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi đổ mồ hôi trong phòng tập thể dục trong 2 giờ mỗi ngày sau khi tan làm, bạn cũng vẫn không thể bù đắp được những tổn hại sức khỏe do ngồi trong 8 giờ tại nơi làm việc gây ra.

Nhưng, đồng xu nào cũng có hai mặt. Mặc dù các môn thể thao chuyên môn không thể làm điều đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một loại hoạt động đơn giản khác có thể làm gián đoạn tác hại của việc ít vận động, đó là hoạt động nhẹ.

Những hoạt động nhẹ mà mọi người nên biết

Nhẹ tới mức nào? Lắc chân, vươn người, ưỡn ngực, vặn mình khi đang ngồi trên ghế... đều được tính là hoạt động nhẹ.

Nói tóm lại là bận rảnh ra sao cũng hãy vận động nhiều

Ở trường học...

Các thầy cô đừng chiếm thời gian nghỉ giữa giờ, dạy luôn hai tiết liên tiếp không nghỉ.

Ở công ty....

Lãnh đạo mở cuộc họp hãy khống chế thời gian, đừng quá một tiếng rưỡi.

Nhà khoa học ngồi suốt 50 năm đưa ra lời cảnh báo trước khi mất: Chúng ta ăn quá nhiều, vận động quá ít! - Ảnh 3.

Bạn của hiện tại, đang ngồi lì một chỗ lướt điện thoại...

Khi đọc được bài viết này hãy đứng lên hoạt động một chút.

Sinh mệnh nằm tại vận động, sức khỏe nằm tại "không lười biếng".

Bất luận đường có dài bao nhiêu cũng phải từng bước từng bước đi hết. Mấu chốt nằm ở chỗ bạn có sẵn sàng tạo ra những thay đổi nhỏ, biến 0 thành 1 hay không.

Giống như Hawking từng nói:

"Đừng cứ chỉ nhìn chằm chằm vào đôi chân của mình, phải có sự tò mò, phải luôn ngước nhìn lên các vì sao."

Một vài những nỗ lực nhỏ bé và đơn giản, có thể không cho thấy được hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng có một điều chắc chắn, những thay đổi nhỏ này sẽ được lắng đọng trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, khiến tôi và bạn trở nên mạnh mẽ, cả về vật chất và tinh thần, khiến tôi và bạn có đủ dũng khí đối diện với mọi Bởi lẽ,

Bạn tiêu thời gian vào đâu, bạn sẽ nhận lại hồi báo ở đó.

Bất kể đầu tư vào sức khỏe hay đời người,

Cũng luôn tốt hơn là không làm gì.

Hãy bắt đầu từ những cái xoay tay, lắc chân, vặn mình... đơn giản từ ngày hôm nay.

Theo Như Nguyễn

Trí thức trẻ

Trở lên trên