Nhà máy thép Trung Quốc xả thải kinh hoàng: Ung thư lan tràn, dân Serbia cận kề cái chết
Theo Reuters, tỷ lệ ung thư quanh một nhà máy thép lớn do Trung Quốc sở hữu ở Serbia đã tăng gấp 4 lần trong vòng chưa đầy 10 năm.
- 16-11-2021SCMP: Gen Z sẵn sàng 'nhảy việc' và 'sa thải' chính sếp của mình
- 15-11-2021Không phải nhà đầu tư, đây mới là những nhân vật 'then chốt' giúp Elon Musk giàu nhất thế giới và Tesla, SpaceX thoát cảnh vỡ nợ
Những người dân cho biết hàng năm ở đây đều có hiện tượng mưa đỏ và bụi màu rỉ sét bám trên mọi thứ ngoài trời liên tục trong vài tháng.
Các số liệu thống kê đáng lo ngại đã buộc nhiều người dân kêu gọi nhà sản xuất thép Hesteel nên cho ngừng hoạt động nhà máy Smederevo - thuộc sở hữu của Trung Quốc - và nhấn mạnh rằng nhiều khoản đầu tư chiến lược của Bắc Kinh vào vùng Balkan đang cho phép các công ty Trung Quốc "vượt rào" trước những quy định về môi trường.
Nhà máy thép Trung Quốc xả bụi đỏ
Ông Zoran, 70 tuổi, là một bệnh nhân ung thư vòm họng. Ông chỉ có thể nói chuyện bằng một bộ phận giả giọng nói sau khi thanh quản của ông bị cắt bỏ.
Ông cho biết người dân địa phương buộc phải phơi đồ trong nhà và dùng giấm để lau xe: "Nước thường không thể rửa sạch được bụi đỏ. Chúng tôi không thể đi ra ngoài. Chúng tôi không dám đi".
Bà Zivadnika Arsic, 86 tuổi, đứng trước nhà mình. Căn nhà trước đây có màu trắng, hiện giờ đã phủ đầy bụi đỏ từ nhà máy thép gần đó. Ảnh: Reuters
Số ca ung thư xung quanh nhà máy thép khổng lồ đã tăng từ 1.738 ca năm 2011 lên 6.866 ca năm 2019 - theo dữ liệu y tế công cộng do nhóm hoạt động vì môi trường Tvrdjava công bố.
Nikola Krstic, người đứng đầu Tvrdjava, nói với Reuters: "Không khí trong thị trấn có chất lượng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn châu Âu trong 120 ngày mỗi năm".
Ông cho biết kết quả phân tích bụi đỏ ở thành phố Smederevo, miền trung Serbia hồi tháng 9 cho thấy nồng độ kim loại nặng cao: "Bụi đỏ có tính nhờn, dính vào phổi, gây khó thở".
Người dân địa phương tin rằng tình trạng ô nhiễm đã trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2016 khi nhà máy được Hesteel - một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới - mua lại từ Serbia với giá 46 triệu euro.
Theo cơ quan giám sát Môi trường Đông Nam Âu, nhà máy thải ra khoảng 700 tấn bụi không qua xử lý mỗi năm, trong khi rác thải bị thải xuống sông Ralja gần đó.
Phản ứng từ nhà máy thép
Công ty cho biết kể từ khi tiếp quản, họ đã đầu tư 300 triệu euro để cố gắng giảm thiểu ô nhiễm từ nhà máy.
"Tất cả chúng ta đều là công dân của Smederevo. Chẳng nhẽ chúng tôi sẽ làm việc bất chấp ô nhiễm để gây hại cho bản thân và con cái của mình ư?" - người quản lý bảo vệ môi trường của nhà máy, Ljubica Drake, nói với Reuters.
Bà nói rằng "không đúng" khi kết luận rằng tỷ lệ ung thư cao hơn là do khí thải của nhà máy, thay vào đó cho thấy rằng chúng có thể là do NATO ném bom vào Serbia năm 1999 trong cuộc chiến ở Kosovo.
Nhà máy thép do Trung Quốc sở hữu gần Smederevo. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Reuters cho rằng vấn đề này đã thể hiện việc Belgrade sẵn sàng đánh lạc hướng vấn đề đối với các khiếu nại về sức khỏe và môi trường để tránh làm tổn hại đến cái gọi là "tình bạn thép" với Bắc Kinh.
Nhà máy Smederevo, sản xuất tới 160.000 tấn thép mỗi tháng, là một phần của khoản đầu tư hơn 10 tỷ USD mà Trung Quốc đã rót vào quốc gia Balkan từ năm 2005 đến 2019.
Khoản chi tiêu khổng lồ đã làm dấy lên lo ngại ở EU rằng ngoài vi phạm môi trường, Bắc Kinh đang mua lại các dự án công nghiệp để giành ảnh hưởng chính trị như một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Các quốc gia ở Tây Balkan đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi chiến thuật này. Serbia cùng Bosnia-Herzegovina, Kosovo, Montenegro, Bắc Macedonia và Albania từ lâu đã hy vọng được gia nhập EU, nhưng tháng trước khối đã bác bỏ thời gian biểu cụ thể để cho phép các nước này gia nhập vào năm 2030.
Trong khi đó, Trung Quốc và Nga đang lấp đầy khoảng trống bằng cách đóng vai trò ngoại giao và thương mại ngày càng quyết đoán trong khu vực - các nhà phân tích nhận định.
Arturs Krisjanis Karins, thủ tướng Latvia, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Tây Balkan vào tháng trước: "Hoặc là châu Âu dang tay và kéo các nước này về phía chúng ta, hoặc ai đó sẽ chìa tay ra và kéo các nước này theo một hướng khác".
Mối quan hệ giữa Belgrade và Bắc Kinh ngày càng sâu sắc hơn trong thời gian diễn ra đại dịch. Serbia là quốc gia châu Âu đầu tiên đặt hàng vắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất và Tổng thống Aleksandar Vucic đã hôn lá cờ của Trung Quốc khi Bắc Kinh gửi vật tư y tế vào năm ngoái.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ở Serbia vào tháng trước, ông Vucic ca ngợi đầu tư của Bắc Kinh vào nước này và cho biết hợp tác kinh tế đã tăng gấp 3 lần trong năm năm qua.
"Tình bạn của chúng tôi là trung thực và lớn lao và không có gì ngạc nhiên khi chúng tôi gọi nó là 'tình bạn thép'," ông nói.
Doanh nghiệp và tiếp thị