Nhà quản lý quỹ 100 tỷ USD: Vì lãi suất âm, mọi lý thuyết về bong bóng trên TTCK đều sai!
Lãi suất âm đang tạo sự thúc đẩy bất thường cho thị trường chứng khoán. Và đến một thời điểm nào đó, toàn bộ "toà nhà" này sẽ sụp đổ. Đó là một lý thuyết đã diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại. Thế nhưng, những gì đã và đang xảy sẽ chứng minh điều này là sai?
- 11-10-2019‘Bong bóng’ thú nhồi bông - Con đường tỷ phú của “bậc thầy lừa đảo” Ty Warner: Tạo khan hiếm ảo, tăng giá 3.000 lần, đánh lừa cả nước Mỹ
- 01-10-2019Uber, WeWork, Lyft - những "chú kỳ lân gãy sừng" ở Phố Wall, là yếu tố châm ngòi cho bong bóng dot-com 2.0?
- 16-09-2019Cựu nghị sĩ Mỹ cảnh báo bong bóng trái phiếu lớn nhất trong lịch sử
Theo Kasper Lorenzen, CIO của quỹ hưu trí PFA tại Đan Mạch, về cơ bản chúng ta đang trải qua cú sốc cung (supply shock) từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 1970, nhưng theo hướng ngược lại. Về mặt lý thuyết, nhờ giá xuất khẩu rẻ hơn và công nghệ hiện đại hơn, cú sốc cung hiện tại đã trở nên tích cực và tiếp tục định hình chính sách tiền tệ trong tương lai.
Ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: "Đây là cú sốc cung tích cực rất lớn, tương tự với cú sốc cung tiêu cực mà chúng ta từng chứng kiến vào những năm 1970." Ông nói, quay trở lại thời điểm đó, "chúng ta đã đánh giá thấp về tỷ suất lợi nhuận sẽ tồi tệ như thế nào và phải mất bao lâu mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng dầu mỏ." "Nhà đầu tư thực sự không hề có được lợi nhuận trong 12 năm ở thập niên 70."
Kasper Lorenzen - quản lý quỹ PFA Đan Mạch.
Lorenzen nhận định: "Chúng ta thường chủ quan đối với tác động của cú sốc cung tích cực. Và do đó, kịch bản mà tôi nhận thấy là cú sốc cung tích cực sẽ còn kéo dài. Chúng ta sẽ không trải qua giai đoạn lạm phát."
Ông nói: "Nếu bạn chấp nhận tiền đề đó thì cổ phiếu bắt đầu được định giá ở mức hợp lý hơn. Nói một cách thẳng thắn, giá cổ phiếu hiện nay không hề rẻ, nhưng nếu bạn xem xét về cổ phiếu và các mức định giá của nó trong mối tương quan với lãi suất, thì có thể điều này cũng không quá tệ."
Mức giá của cổ phiếu ở châu Âu tăng gấp đôi kể từ năm 2008.
Hiện tại, ngày càng nhiều ý kiến phản đối về lãi suất âm. Ở Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang của Dallas - Robert Kaplan, cho rằng có khoảng 23% trái phiếu toàn cầu đang có lợi suất âm, đó không phải là điều tích cực. Ngân hàng Riksbank của Thuỵ Điển đang cố gắng né tránh việc hạ lãi suất xuống mức âm, trong khi Thống đốc NHTW Anh - Mark Carney, cho biết lãi suất âm không nằm trong những phương án của họ.
Không có quốc gia nào "nằm trong" vùng lãi suất âm lâu như Đan Mạch, hiện đã bước sang năm thứ 8. Một trong những ngân hàng lớn nhất nước này dự đoán lãi suất sẽ không tiến lên mức dương trong 8 năm nữa.
PFA là quỹ hưu trí có trụ sở ở Copenhagen, đã ghi nhận mức lãi kỷ lục trong 9 tháng đầu năm nay, trong đó doanh mục đầu tư cổ phiếu của họ có tỷ suất sinh lời là 19%. Dù chưa rõ liệu họ có thể giữ vững con số này trong bao lâu, nhưng ông Lorenzen cho biết chúng ta có thể đang chủ quan về động lực của chu kỳ hiện tại.
Ông nói: "Tôi cho rằng chúng ta có thể ở trong môi trường lãi suất thấp trong khoảng thời gian dài. Và thậm chí nếu 'thị trường con gấu' xảy ra và tình hình của nền kinh tế trở nên tồi tệ đi, thì lịch sử cho thấy các NHTW có thể tạo ra 'cơn sóng' kích thích tiền tệ khác. Nếu xảy ra tình trạng bán tháo, thì các NHTW sẽ làm những gì mà họ phải làm."
Lorenzen cũng thừa nhận rằng môi trường lãi suất hiện tại sẽ mang đến hậu quả nào đó. Hơn nữa, có lẽ, hậu quả đó có thể được đo đạc theo cách tương tự với lạm phát. Ông nhận định: "Lạm phát khiến tài sản bị 'hút cạn'. Lãi suất âm, lãi suất thực âm cũng gây ra điều tương tự, chỉ là theo thời gian. Hiện tượng này cũng không có gì khác biệt, lãi suất âm hoặc lạm phát cao có tác động tương tự."
Nhà quản lý quỹ nhận định thêm: "Bạn có thể tranh luận lạm phát thực sự là gì. Liệu đó có phải là một thước đo truyền thống, một rổ hàng hoá hay thứ gì khác? Bây giờ, cơ sở để xác định mức giá tài sản là lãi suất và miễn là lạm phát không tăng, các NHTW sẽ hỗ trợ thị trường, thì đó là điều giúp tôi duy trì tỷ suất sinh lời. Lãi suất thấp vì không có lạm phát."