Nhà sáng lập UNIQLO: "Nếu chọn một người giống tôi kế nghiệp, công ty này sẽ thất bại"
Tôi là một nhà độc tài. Tôi là người sở hữu doanh nghiệp này. Tôi là chủ tịch, tổng giám đốc, là mọi thứ. Điểm mạnh của tôi, dù bạn có đồng ý hay không, đó là tôi có khả năng nhìn lại bản thân mình một cách khách quan theo góc nhìn của một bên thứ ba. Và kể cả khi bạn có được những điều này, bạn sẽ vẫn phải đối mặt với rủi ro thất bại.
- 05-10-2015Nhà sáng lập Uniqlo: “Nếu sống chết vì lợi nhuận, bạn sẽ thất bại”
- 10-09-2012Tham vọng dẫn đầu ngành thời trang của ông chủ Uniqlo
- 24-05-2012Uniqlo - Thương hiệu Nhật “đục nước béo cò” trên đất Mỹ
Vị tỉ phú Tadashi Yanai với khối tài sản lên đến 20 tỷ USD nổi tiếng với sự thẳng thắn và bộc trực đang hướng tới sự thống trị toàn cầu với thương hiệu thời trang của mình.
Dưới đây là 7 chia sẻ để đời của ông:
1. Khi được hỏi về những suy nghĩ dành cho cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: "Tôi ước rằng ông vẫn còn sống và tốt bụng đến đây giúp xây dựng lại Nhật Bản. Singapre là một đất nước được xây dựng kiểu mới, không phải sinh ra theo tự nhiên và lịch sử. Bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh cũng vậy.
Tôi đến từ Ube, một thị trấn khai thác mỏ ở Yamaguchi, nơi không có gì liên quan đến thời trang cả. Nhưng tôi luôn có hứng thú với văn hóa cũng như thời trang của giới trẻ tại châu Âu và Mỹ. Tôi muốn làm một điều tương tự cho Nhật Bản . Giống như Lý Quang Diệu đến Oxford rồi quay trở về hiện đại hóa Singapore vậy."
2. Khi được hỏi lý do tại sao các cửa hàng ở châu Á thành công hơn các cửa hàng ở châu Âu: "Một phần bởi vì các đất nước ở châu Á gần Nhật Bản hơn. Chúng ta có chung văn hóa Nho Giáo và đồng thời kích cỡ cơ thể ở đây giống với người Nhật hơn. Người da trắng thì vừa to vừa tròn. Tay họ to lắm bạn biết rồi đấy"
3. "Không có gì đáng xấu hổ khi thất bại cả. Nếu ai đó thành công trong một mảng kinh doanh, tất cả mọi người sẽ bắt chước và làm theo. Nhưng rất nhiều người trong số đó thất bại. Và họ thường sẽ bỏ cuộc khi thất bại. Nhưng đừng bỏ cuộc. Bạn phải tự thúc đẩy bản thân bắt đầu một lần nữa và một lần nữa và bạn phải tìm được lí do mình thất bại. Bạn phải phân tích được bạn cần làm gì khác đi để có thể thành công ở lần thử tiếp theo."
4. "Khi tôi vừa học xong đại học, tôi không làm việc tại công ty của cha mình. Sau một năm, tôi quay trở về. Lúc đó có bảy nhân viên đang làm việc cho cha tôi. Khi tôi vào làm, sáu người xin nghỉ việc. Họ nghĩ rằng cậu ấm của tổng giám đốc chả biết cái gì về kinh doanh xong vẫn được vào làm việc đã thế lại còn quá đỗi kiêu căng.
Đúng thật là tôi đã quá đỗi kiêu căng. Và đó đúng là một thất bại thảm khốc tuy nhiên ở mặt sáng thì đó là một cơ hội để học và tiếp thu mọi thứ. Không phải mọi thứ tôi làm đều cho ra kết quả cuối cùng, cơ mà nếu bạn biết quan sát thì thất bại là những lúc mở mang tầm mắt nhất" - Khi ông kể lại thời kỳ ông vào làm tại công ty của cha mình năm 1972
5. "Rất nhiều doanh nghiệp thích sự ổn định hơn là thử thách. Kể cả khi bạn nói chuyện với sinh viên vừa tốt nghiệp, họ đều muốn làm việc cho những tập đoàn lớn mạnh bởi vì họ muốn tìm kiếm sự ổn định, nhưng tôi không tin rằng những tập đoàn to đó lúc nào cũng là sự lựa chọn an toàn."
6. Khi được hỏi về tình hình của Nhật Bản: "Tôi phải nói thật rằng tương lai của đất nước khá là u ám. Chính phủ hiện chỉ đang tiêu tiền mà không kiếm được tiền. Các quan chức thì chỉ quan tâm đến những lá phiếu cho mình. Điều đó theo tôi rất tồi tệ cho đất nước. Đây không phải về vấn đề của chính quyền hiện tại. Đảng nào cũng giống nhau cả. Tôi ghét các nhà chính trị và các quan chức"
7. "Nếu chọn một người nào giống tôi, công ty này sẽ thất bại trong thế hệ tiếp theo. Tôi là một nhà độc tài. Tôi là người sở hữu doanh nghiệp này. Tôi là chủ tịch, tổng giám đốc, là mọi thứ. Điểm mạnh của tôi, dù bạn có đồng ý hay không, đó là tôi có khả năng nhìn lại bản thân mình một cách khách quan theo góc nhìn của một bên thứ ba. Và kể cả khi bạn có được những điều này, bạn sẽ vẫn phải đối mặt với rủi ro thất bại.
Tuy thế đây không phải là hình mẫu mà những nhà lãnh đạo tương lai nên làm theo. Vì vậy nhiệm vụ của tôi hiện giờ là hình thành nên một mô hình lãnh đạo cho nhiều nhà lãnh đạo tương lai và trao quyền điều hành cho giới trẻ - đó là tầm nhìn của tôi." - Khi được hỏi về cách chọn người kế thừa.
Trí thức trẻ/CafeBiz