Nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn sẽ gắn bó với công ty trong bao nhiêu lâu?” - Người EQ thấp nói làm đến khi nghỉ hưu, còn người EQ cao sẽ trả lời khôn khéo như sau
Cách nhà lời của ứng viên này đi ngược lại phần đông mọi người nhưng vẫn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng nên nhanh chóng được nhận vào làm.
- 26-08-2024Chu cấp cho mẹ 10 triệu đồng/tháng, đến khi xem sổ tiết kiệm của mẹ, tôi òa khóc, nhận ra mình đã sai
- 24-08-2024'Thần kinh doanh' Nhật Bản Kazuo Inamori: Ở đời, chăm chỉ chưa chắc đã giàu nhưng có được 3 'không' này nhất định làm nên chuyện
- 18-08-2024Lên chăm cháu, bất ngờ nhận được gần 300 triệu đồng, tôi quyết định về quê, cắt đứt liên lạc với con trai, con dâu
Tiểu Hoàng (Trung Quốc) vừa tốt nghiệp một trường ĐH danh tiếng với chuyên ngành yêu thích. Sau khi hoàn thành chương trình học và chính thức bước chân vào thị trường lao động, anh phải chật vật mất 2 tháng để tìm được môi trường làm việc ưng ý.
Trải qua vòng hồ sơ và bài kiểm tra kiến thức chuyên môn, vào cuối tuần trước, anh được mời đến tham gia vòng phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo của công ty. Ngày hôm đó, nam thanh niên dậy từ rất sớm, ăn mặc chỉn chu và có mặt tại địa điểm theo đúng lịch hẹn.
Cuộc phỏng vấn diễn ra trong một phòng họp lớn của công ty. Ngay khi bước vào, Tiểu Hoàng nhận thấy có đến 2 ứng viên nữa cũng tham gia vòng tuyển chọn này. Đúng 9h30 sáng, cuộc phỏng vấn bắt đầu.
Như các cuộc phỏng vấn thông thường, lần lượt ứng viên giới thiệu về bản thân, kế hoạch tương lai và những đóng góp cho công ty trong thời gian tới. Sau quá trình chia sẻ, tìm hiểu và cảm thấy khá hài lòng về cả 3 người, trong khi chỉ được tuyển 1 người, lãnh đạo công ty bất ngờ đưa ra một câu hỏi để thử thách các ứng viên: “Vậy sau khi gia nhập công ty chúng tôi, bạn dự định sẽ ở lại trong bao nhiêu lâu? Bạn chỉ định làm việc vài năm rồi rời đi hay ở lại cống hiến cho đến khi nghỉ hưu?”
Sau khi nghe câu hỏi này, Tiểu Hoàng khá bối rối. Là một thanh niên mới tốt nghiệp, kế hoạch nghề nghiệp tương lai của anh hoàn toàn trống rỗng. Anh chưa bao giờ tính đến những vấn đề xa như vậy.
Đặc biệt, sau khi nghe được câu trả lời của 2 ứng viên còn lại mọi người đều hứa hẹn sẽ làm tại công ty đến khi nghỉ hưu, Tiểu Hoàng lại càng tỏ ra hoang mang. Tuy nhiên, sau vài giây suy xét, anh quyết định đưa ra câu trả lời của riêng mình.
“Tôi rất quan tâm đến vị trí tuyển dụng của công ty. Tôi cũng cảm thấy vô cùng vinh dự khi là 1 trong những ứng viên ứng tuyển đi được đến vòng này.
Tôi nghĩ rằng chỉ cần có thể mang lại giá trị cho công ty. Dù là ở lại 1 năm hay 5 năm, tôi vẫn sẽ cống hiến hết mình. Tất nhiên, tôi sẽ ở lại công ty bao lâu thì cần căn cứ vào triển vọng phát triển của công ty và cá nhân”.
Sau khi nghe xong câu trả lời của cả 3 người, nhà tuyển dụng bất ngờ công bố kết quả phỏng vấn luôn. Ứng viên được chọn là Tiểu Hoàng. Người đại diện công ty giải thích câu trả lời của những ứng viên nói rằng sẽ làm tại đây đến khi nghỉ hưu là có phần sáo rỗng và không khôn khéo.
Người này cho biết trong cuộc phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng hỏi ứng viên câu này nhằm hiểu suy nghĩ và kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Vì thế, họ cần một câu trả lời chân thành và thực tế hơn thay vì nói rằng sẽ gắn bó đến khi nghỉ hưu. Hãy nhớ rằng sự trung thực và bày tỏ suy nghĩ một cách rõ ràng chắc chắn có lợi ích cho ứng viên.
Thêm nữa, nhà tuyển dụng này phân tích rằng chắc chắn sự nghiệp của bạn không thể thuận buồm xuôi gió 100% trong 20-30 năm nữa nên khó thể làm mãi ở một công ty cho đến khi về hưu. Nên câu trả lời của Tiểu Hoàng cho thấy sự chân thành và khả năng ăn nói khôn khéo, có EQ cao.
Ngày nay, tính cạnh tranh của thị trường tuyển dụng ngày càng cao. Các ứng viên không chỉ có kinh nghiệm trong lĩnh vực đang làm việc mà còn sở hữu hàng loạt những điểm nổi nội khác. Vậy nên, bên cạnh các câu hỏi về trình độ học vấn, kinh nghiệm hay mức lương mong muốn, không ít nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi để kiểm tra khả năng ăn nói hay trí thông minh cảm xúc của ứng viên.
Thông thường những câu hỏi này sẽ không có đáp án cụ thể. Bởi mỗi người sẽ có cách suy nghĩ và lập luận khác nhau để bảo vệ quan điểm của mình. Song dù đối mặt với những câu hỏi thế nào, bạn nên trả lời một cách chân thành. Bởi điều mà nhà tuyển dụng hướng đến là xem cách xử lý tình huống của bạn. Bằng cách đó họ hy vọng sẽ hiểu được tính cách và con người bạn nhằm kiểm tra xem có phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Nếu bạn cố tình tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng câu trả lời sáo rỗng. Họ sẽ dễ dàng nhận ra và không đánh giá cao khả năng của bạn.