Nhà tuyển dụng ra đề 1kg thịt bò 200 nghìn, hỏi 10kg thì có giá bao nhiêu? Trả lời 2 triệu liền bị loại
Rốt cuộc đáp án chính xác của câu hỏi này là gì?
- 08-02-2024Cựu lãnh đạo tuyển dụng tại Amazon, Meta và Google: Đây là lý do số 1 khiến bạn thất bại khi đi xin việc, cần tránh ngay!
- 18-01-2024Góc lạc quan: Giữa bão sa thải, 4 ngành nghề này vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao, đặc biệt ‘khát’ các vị trí ‘xịn xò’
- 09-01-2024Nhà tuyển dụng: "Có 7 người đi công tác nhưng không nhét vừa 1 xe thì làm sao?", chàng trai được thuê chỉ nhờ một câu
Tại một công ty nọ, các ứng viên đến xin việc đều được kiểm tra bằng câu hỏi: 200 nghìn đồng mua được một cân thịt bò, vậy 10 cân thịt bò giá bao nhiêu? Ai cũng tưởng câu hỏi này cho vui, nhưng nào ngờ đó chính là bài test cuối cùng xem ai là người được chọn. Điều kỳ lạ là những người trả lời 2 triệu đồng sẽ bị loại.
Vương Lực là một trong những người phải ra về vì câu hỏi này. Rốt cuộc, đây không phải đề bài quá khó, ngay cả học sinh tiểu học cũng có thể trả lời. Nhận được kết quả, anh bức xúc và tìm đến nhà tuyển dụng để hỏi xem có sự nhầm lẫn ở đây không. Nhưng thực tế, người nhầm lại là anh.
Người phỏng vấn giải đáp: Tôi nói thịt bò giá 200 nghìn đồng một cân nhưng có nói đó là phần nào của con bò không? Mỗi loại thịt sẽ có giá khác nhau. Bạn thậm chí chưa hỏi đó là phần nào mà đã đưa ra đáp án thì chắc chắn là sai.
Đối mặt với câu trả lời của người phỏng vấn, Vương Lực cũng không nói nên lời. Dù sao lời giải thích cũng không có gì sai, lỗi là do anh không suy xét thấu đáo mọi việc.
Những câu hỏi tình huống hoặc những câu hỏi bất kỳ không liên quan đến kỹ năng chuyên môn và vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển thường được gọi là "bẫy phỏng vấn".
Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại ẩn chứa rất nhiều "bẫy", yêu cầu ứng viên cần tỉnh táo, tư duy nhanh nhạy để nhận ra những chiếc bẫy này và có cách ứng phó hoặc có đáp án đa chiều nhất có thể. Qua đó đánh giá được khả năng tư duy logic và kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên có phù hợp với vị trí mà họ đang ứng tuyển không.
Ngoài bề dày năng lực, nhà tuyển dụng còn muốn khai thác cả những yếu tố khác của ứng viên như khả năng linh hoạt khi xử lý vấn đề, khả năng lắng nghe hay quan sát tình huống ở nhiều góc độ khác nhau… Tình huống phỏng vấn trên cũng là một ví dụ cho thấy ứng viên phải luôn cẩn thận suy xét đề bài, câu hỏi được đưa ra, cũng như giữ bình tĩnh để có những câu trả lời bứt phá, ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Vì thế, trong bất kì trường hợp nào, những giải pháp của bạn phải được trình bày càng sát với mong đợi và sự đánh giá của họ càng tốt. Một sự chuẩn bị kĩ lưỡng thường sẽ là yếu tố quyết định giữa việc bạn có hoặc không được nhận vào làm. Đây là một yếu tố đầy thách thức nhưng rất đáng để bạn đầu tư thời gian.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật