Nhà tuyển dụng: "Trong phòng có 4 cái đèn, 3 đèn đã bị tắt. Hỏi còn mấy cái đèn?" - Ứng viên trả lời "1" lập tức bị loại
Phỏng vấn là vòng bắt buộc nhiều người phải trải qua trong quá trình đi xin việc.
- 21-08-2024Nhà tuyển dụng hỏi “Ai dám hôn tôi sẽ trúng tuyển”: Cả phòng đỏ mặt tía tai, 1 nam ứng viên có động thái khác lạ nhưng được tuyển ngay tại chỗ
- 20-08-2024Nhà tuyển dụng hỏi: "Sếp nợ bạn 500k nhưng mãi không trả thì phải làm thế nào?", ứng viên 10X khéo léo trả lời được khen EQ cao
- 19-08-2024Nhà tuyển dụng hỏi: “Có 23 cây nến, thổi tắt 15 cây, còn lại bao nhiêu cây?”, người EQ thấp trả lời 8 liền bị loại, người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối!
Tham gia buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng là điều mà nhiều ứng viên phải đối mặt trong quá trình đi xin việc. Ngày nay, thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt trong khi ai cũng muốn có công việc tốt nên nhiều nhà tuyển dụng đã tăng cường độ khó cho các câu hỏi phỏng vấn. Một số nhà tuyển dụng còn thích sử dụng các câu hỏi phỏng vấn độc đáo, từ đó đánh giá sâu hơn về khả năng xử lý tình huống và giải quyết công việc của ứng viên.
Tiểu Lý là một sinh viên mới tốt nghiệp Đại học, nhận được lời mời phỏng vấn tại tập đoàn lớn ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Anh chàng kể lại, những vòng tuyển dụng trước diễn ra khá suôn sẻ nhưng đến vòng phỏng vấn, anh lại bối rối khi được người đối diện hỏi : "Trong phòng có 4 cái đèn, có 3 đèn đã bị tắt. Hỏi còn mấy cái đèn?".
Sau khi nghe xong câu hỏi, ứng viên đầu tiên nhanh nhẹn trả lời mà không suy nghĩ kỹ: "4-3=1, như vậy còn có 1 cái đèn". Người phỏng vấn nghe xong thì lắc đầu, bày tỏ sự thất vọng và mời ứng viên tiếp theo.
Ngồi cạnh Tiểu Lý là một anh chàng. Anh ta nghe xong câu hỏi thì liền cảm thấy nhà tuyển dụng dường như đang xúc phạm mình. Anh ta lên tiếng: "Câu hỏi tuyển dụng của bạn có hơi quá đáng không? Tôi cảm thấy như mình đang bị đùa cợt. Ban đầu tôi còn tưởng câu hỏi sẽ xoay quanh công việc và cá nhân tôi, thế nhưng các anh lại cho tôi làm 1 bài toán Tiểu học. Tôi cảm thấy quý công ty không có sự chân thành trong khâu tuyển dụng". Nói xong, anh ta liền đứng dậy rời đi.
Trong phòng còn lại duy nhất 1 người chưa đưa ra đáp án chính là Tiểu Lý. Anh suy nghĩ một chút rồi đưa ra câu trả lời: "Câu hỏi có 2 đáp án vì bài toán của các anh đưa ra thiếu dữ kiện. Nếu hỏi về số đèn còn bật sáng thì câu trả lời là 1 đèn. Nếu câu hỏi về số đèn còn ở trong phòng thì đáp án là 4 đèn".
Người phỏng vấn nghe xong đáp án của Tiểu Lý thì rất vui mừng và liên tục khen ngợi anh chàng là người suy nghĩ toàn diện và thấu đoán. Cuối cùng, trong những người tham gia phỏng vấn hôm đó, Tiểu Lý là một trong số hiếm hoi người trở thành nhân viên chính thức, đồng thời được đánh giá cao nhất từ phía nhà tuyển dụng.
Những kinh nghiệm tham gia phỏng vấn
Để có môi trường làm việc tốt và một công việc ổn định thì điều đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị sẵn cho mình các kinh nghiệm khi đi phỏng vấn. Dưới đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn mà bạn có thể tham khảo:
- Luôn giữ vững sự tự tin và bình tĩnh
Trong quá trình phỏng vấn hãy giữ vững sự tự tin và bình tĩnh trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bạn nên trả lời đủ ý nhưng cần ngắn gọn và tập trung vào những nội dung quan trọng. Đi đôi với đó là bạn phải có tinh thần học hỏi, sẵn sàng chinh phục thử thách và dám đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn. Việc đem đến một hình ảnh và tinh thần đầy năng lượng trong quá trình trả lời phỏng vấn, sẽ giúp bạn tạo thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng.
- Tìm hiểu trước về công ty và công việc
Trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn hãy ghi nhớ những thông tin cần thiết về công ty và lĩnh vực kinh doanh, cũng như nhấn mạnh thành tựu đã đạt được. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn, làm nổi bật bạn giữa các ứng viên khác.
Một điều quan trọng nhất là bạn cần ăn mặc lịch sử, đến đúng giờ hạn phỏng vấn. Bạn nên lùi giờ có mặt ở địa điểm phỏng vấn trước 15 phút để để phòng bất trắc.
- Chủ động đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng
Ngoài trả lời câu hỏi do nhà tuyển dụng đưa ra, ứng viên cần biết cách phản biện trong quá trình phỏng vấn, không được im lặng và chỉ biết gật đầu. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong thời điểm phù hợp.
Việc đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng sẽ giúp làm sáng tỏ những điều bạn chưa rõ. Đồng thời, khi bạn tự tin và đưa ra những chứng kiến cùng tâm thế sẵn sàng học hỏi, lĩnh hội những điều chưa biết là cách giúp bản thân ghi điểm hiệu quả với nhà tuyển dụng.
Thanh niên Việt