Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể đã đạt đến “điểm nghẽn”
Các giao dịch e-CNY vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể đạt đến cấp độ như các nhà cung cấp thanh toán kỹ thuật số hàng đầu của Trung Quốc. Ảnh: EPA-EFE
Tổng số giao dịch e-CNY trong gần 3 năm của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 doanh thu hàng ngày của Alipay cho thấy, đồng tiền kỹ thuật số có thể đã đạt đến điểm nghẽn về mặt thu hút người dùng.
- 14-10-2022Người dân có bắt buộc phải cài đặt ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VssID hay không?
- 14-10-2022Công dân không nhận được những lợi ích này nếu chưa có tài khoản định danh điện tử mức 2
- 13-10-2022Cảnh giác với những chiêu thức lừa đảo cho vay tiền qua app tín dụng đen, vay tiền online dưới đây
Theo số liệu mới nhất do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) công bố, các giao dịch tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương nước này đạt tổng trị giá 100 tỷ Nhân dân tệ (14 tỷ USD), kể từ khi bắt đầu sáng kiến Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) vào tháng 12/2019 đến cuối tháng 8 năm nay.
Mặc dù con số này tăng 14% so với tổng số 87,6 tỷ Nhân dân tệ vào cuối năm 2021, nhưng lại thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 154% được ghi nhận trong giai đoạn 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 12/2021. PBoC cho biết, việc áp dụng đồng tiền kỹ thuật số của họ vẫn đang tiến triển và họ sẽ thực hiện nghiên cứu, phát triển “một cách vững chắc”. Tuy nhiên, PBoC không cung cấp dữ liệu về số lượng ví điện tử CNY mới nhất. Tính đến cuối năm ngoái, con số này là 261 triệu ví.
Đến cuối tháng 8, tổng số giao dịch e-CNY bao gồm các thử nghiệm ở 23 thành phố, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến cho thấy, đồng tiền này vẫn còn cần một chặng đường dài cho đến khi đạt được mức phổ biến như các nhà cung cấp thanh toán kỹ thuật số hàng đầu của đất nước là Alipay của Ant Group và WeChat Pay của Tencent Holdings.
Trước đó, Alipay đã báo cáo tổng số giao dịch là 118.000 tỷ Nhân dân tệ trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 6/2021. Điều đó có nghĩa là tổng số giao dịch của e-CNY trong gần 3 năm chỉ bằng một phần ba doanh thu hàng ngày của Alipay.
Ông Wang Pengbo, nhà phân tích tài chính cấp cao tại công ty tư vấn thị trường Botong Analysys cho biết, thị trường thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc nói chung đã giảm trong nửa đầu năm nay do các biện pháp kiểm soát COVID-19 và nền kinh tế đang chậm lại. Dữ liệu từ PBoC cho thấy, các khoản thanh toán kỹ thuật số do các tổ chức phi ngân hàng xử lý đạt 84.000 tỷ Nhân dân tệ trong quý đầu tiên và 79.000 tỷ Nhân dân tệ trong quý thứ hai, giảm lần lượt 2% và 10% so với một năm trước đó.
“Mặc dù việc triển khai e-CNY đang được thực hiện theo từng giai đoạn, nhưng đồng tiền kỹ thuật số có thể đã đạt đến điểm nghẽn về mặt thu hút nhiều người dùng hơn. Trọng tâm của PBoC bây giờ phải là cải thiện trải nghiệm người dùng và tần suất sử dụng”, nhà phân tích bình luận.
Hiện nay, các nền tảng trực tuyến lớn của Trung Quốc, bao gồm siêu ứng dụng đa năng WeChat, Alipay, nhà điều hành nền tảng thương mại điện tử JD.com và gã khổng lồ giao đồ ăn theo yêu cầu Meituan đều đã kích hoạt e-CNY làm tùy chọn thanh toán. Tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa đưa ra thời gian biểu về việc triển khai toàn bộ e-CNY trên toàn quốc.
Tháng trước, Trung Quốc đã hoàn thành đợt thử nghiệm kéo dài 40 ngày bằng cách sử dụng e-CNY để giải quyết các giao dịch với Hồng Kông, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thông qua một thỏa thuận "cầu nối" (m-Bridge) đặc biệt. Trong báo cáo ngắn được Financial News, cơ quan ngôn luận của ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố, từ ngày 15/8 đến ngày 23/9 đã xử lý hơn 160 giao dịch thanh toán xuyên biên giới và ngoại hối đạt tổng trị giá hơn 150 triệu Nhân dân tệ, với 20 ngân hàng thương mại trên bốn khu vực pháp lý.
PBoC đang xây dựng kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng e-CNY trong thanh toán tiền lương, đồng thời chuyển sang mở rộng việc áp dụng trong các dịch vụ khác nhau của Chính phủ.
Mới đây, Ngân hàng trung ương nước này cũng tuyên bố sẽ chú trọng đến các khoản thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ với các nước láng giềng và phát triển các trung tâm tại nước ngoài, như những bước tiếp theo để thúc đẩy việc sử dụng nhiều hơn đồng tiền Trung Quốc trên thế giới. Đánh giá thực tế từ PBoC được đưa ra, khi sự chấp nhận thanh toán quốc tế bằng đồng Nhân dân tệ vẫn còn quá nhỏ để thách thức quyền bá chủ của đô la Mỹ.
“Quốc tế hóa tiền tệ là một quá trình lâu dài. Dựa trên các nguyên tắc tôn trọng thị trường, đáp ứng nhu cầu và rủi ro dần dần được kiểm soát, chúng tôi sẽ tập trung vào việc nâng cao sự tiện lợi của đồng Nhân dân tệ trong thương mại cũng như đầu tư xuyên biên giới, đồng thời thúc đẩy toàn cầu hóa đồng tiền này một cách thận trọng.
Cùng với đó, PBoC sẽ tìm hiểu khả năng thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ với các nước thành viên ASEAN và các nước láng giềng của Trung Quốc, bằng việc lên kế hoạch thúc đẩy giao dịch trực tiếp đồng Nhân dân tệ với các đồng tiền khác, song song với hỗ trợ các nền kinh tế nước ngoài phát triển thị trường giao dịch ngoại hối bằng Nhân dân tệ”, PBoC khẳng định.
Diễn đàn doanh nghiệp