Nhận định về Ecommerce Việt Nam và SmartOSC - cái tên tạo nhiều bất ngờ
Với sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã trở thành giải pháp kinh doanh tất yếu được nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ Việt Nam hướng tới.
Việt Nam như đang "trỗi dậy" với ngành thương mại điện tử phát triển vượt bậc
Đại dịch Covid-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế nhưng lại góp phần tăng trưởng bứt phá cho TMĐT trong nước và thế giới.
Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company nêu rõ, chỉ tính riêng năm 2020 tại khu vực Đông Nam Á đã có thêm 40 triệu người dùng Internet mới, tương đương 70% tổng dân số khu vực (so với 100 triệu người dùng Internet mới từ 2015 – 2019). Trong đó, 36% người dùng Internet mới năm 2020 đã ngay lập tức làm quen với các dịch vụ kỹ thuật số và 94% số người dùng mới này có các biểu hiện cho rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ trên trong tương lai.
Việc gia tăng số người sử dụng Internet mới, cộng thêm các yếu tố hạn chế trong việc đi lại, giao thương đã vô tình trở thành "cú đúp" vô cùng thuận lợi, giúp ngành thương mại điện tử phát triển. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi mức độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 16% so với năm 2019 (đạt quy mô khoảng 14 tỷ USD). Theo Bảng xếp hạng của Hội nghị Liên Hợp Quốc tế về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngành B2C E-commerce Index Việt Nam tăng 1 bậc, tiếp tục nằm trong Top 10 nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi ở khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á trong sự ngỡ ngàng của giới báo chí, truyền thông quốc tế.
Đánh giá cao các chỉ số phát triển ấn tượng này, tờ Businesstimes cũng đưa ra nhận định: "Việt Nam có nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực, một phần lớn là do dòng vốn đầu tư vẫn đang tăng chưa từng có. Trong bốn năm qua, khoảng 1 tỷ USD tài trợ đã đổ vào lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam, đạt mức cao kỷ lục vào năm 2019. Đồng thời, hai năm gần đây đã chứng kiến sự xuất hiện của các công ty thương mại điện tử nội địa thành công không thua kém gì các công ty lớn khác trong khu vực".
Tác giả Audrey Ottevanger – hiện giữ chức vụ Director & Head tại Ecommpay khu vực Asia Pacific cũng có bài viết đăng trên Forbes vào tháng 10/2020 với không ít lời nhận xét có cánh dành cho Việt Nam và ví "Việt Nam như một con hổ đang trỗi dậy" ở Đông Nam Á với nền kinh tế thật sự đáng gờm.
Tương lai phát triển của ngành TMĐT ở Việt Nam chắc chắn sẽ còn có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với tiềm năng khổng lồ: 85% người tiêu dùng sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán (thống kê của Visa vào năm 2020), Việt Nam được dự đoán sẽ có những thành quả ngoạn mục trong tương lai.
SmartOSC – "điểm sáng" của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam
Sự tăng trưởng của thị trường TMĐT cũng mở ra một cuộc đua mới về chất lượng dịch vụ đối với các đơn vị cung cấp giải pháp. Theo đó chỉ những đơn vị có năng lực triển khai đủ mạnh, sở hữu và cung cấp được những công nghệ sáng tạo đột phá, tùy biến theo từng lĩnh vực và mô hình hoạt động của doanh nghiệp… mới là sự lựa chọn ưu tiên. SmartOSC – doanh nghiệp tiên phong và hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp thương mại điện tử đa kênh trên quy mô toàn cầu và cũng là đối tác Magento hạng Vàng duy nhất tại Việt Nam cho biết: 2021 là một năm có nhiều biến động lớn chưa từng có. Rất nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển mình, số hóa để thích nghi. Vì thế họ cần tìm tới những đơn vị có kinh nghiệm cung cấp giải pháp thương mại điện tử có kinh nghiệm để giúp họ khôi phục, bắt nhịp với xu thế "bình thường mới" và thói quen mua sắm thay đổi của khách hàng.
Vào tháng 7/2021, SmartOSC đã được vinh danh là Đối tác Thương mại tiềm năng của năm tại sự kiện Adobe Commerce APAC Partner Connect FY20. Đây là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các đối tác đã góp phần vào sự phát triển kinh doanh của Magento, Adobe Commerce và thành công của khách hàng. Đồng thời, SmartOSC còn là công ty tiên phong ở Đông Nam Á được vinh danh tại sự kiện này.
Ông Akshay Bajpaee – Giám đốc Đối tác Thương mại, châu Á Thái Bình Dương tại Adobe cho hay: "SmartOSC đã rất nỗ lực trong việc đổi mới và tạo nhu cầu liên tục để mang lại trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng dù một năm vừa qua đã rất khó khăn, những gì họ làm đều rất đáng nể".
Ngoài ra, SmartOSC còn là đại diện duy nhất của Việt Nam được xướng tên trong danh sách các đơn vị cung cấp dịch vụ trải nghiệm số hàng đầu châu Á. Đây là thông tin được Forrester - Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới công bố trong báo cáo Now Tech: Report on APAC Digital Experience Services Q4, 2021, với nhận định đây là công ty "cung cấp dịch vụ cạnh tranh mà các nhà cung cấp lớn hơn khác trên thị trường không có".
Công ty này hiện là đối tác của hơn 1000 khách hàng trên toàn cầu, giúp nhiều "ông lớn" trong khu vực châu Á như ASUS, Ricoh, Unilever, Courts, Nestle… trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Đây quả thật là sự hãnh diện và cũng thể hiện rất rõ SmartOSC là một trong những doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn trong khu vực, được đặt kỳ vọng sẽ góp phần đáng kể đối với sự phát triển của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.