Nhận được hỗ trợ từ chính phủ thì làm gì: Thay vì thanh toán hóa đơn dịch vụ hay tiết kiệm, người Mỹ đổ xô đi bắt đáy cổ phiếu
Hồi tháng 3, chính phủ Mỹ đã thông qua gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước này, khoản tiền hỗ trợ từ đó sẽ tạo điều kiện cho người dân chi trả phí dịch vụ ngay cả trong thời gian gặp khó khăn vì đại dịch. Trong khi đó, rất nhiều người Mỹ đã sử dụng phần lớn trong số tiền đó để đầu cơ trên thị trường chứng khoán.
- 28-04-2020Kích thích nền kinh tế bằng những biện pháp lớn chưa từng thấy, Fed đang phá vỡ những quy tắc trăm năm tuổi và viết lại khái niệm NHTW
- 23-04-20208.000 tỷ USD không đủ để kích thích kinh tế sau cuộc khủng hoảng Covid-19, thậm chí còn thúc đẩy phân hóa giàu nghèo
- 17-04-2020Các nền kinh tế có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ sau những gói kích thích "khủng", một cuộc khủng hoảng kép sắp xảy ra?
Theo công ty tổng hợp phần mềm và dữ liệu Envestnet Yodlee, giao dịch chứng khoán là một trong những cách sử dụng phổ biến của người Mỹ đối với khoản tiền hỗ trợ của chính phủ trong gần như mọi nhóm người đóng thuế xếp theo thu nhập (income bracket). Đối với một số khác, thì thực hiện giao dịch lại là cách thức phổ biến thứ 2 hoặc thứ 3, chỉ đứng sau việc tiết kiệm và rút tiền mặt, dữ liệu cho thấy.
Yodlee đã theo dõi thói quen chi tiêu của người Mỹ bắt đầu từ đầu tháng 3 và nhận thấy rằng hành vi tiêu dùng đã có sự chuyển hướng vào giữa tháng 4 (khi khoản kích thích đã được gửi đi) giữa những người nhận được hỗ trợ và không nhận được. Dữ liệu Yodlee thu thập dựa trên số tiền chuyển khoản qua ngân hàng cho 2,5 triệu người Mỹ đã nhận séc. Các cá nhân nhận được séc nâng mức chi tiêu lên tới 81% so với tuần trước đó và dữ liệu cũng cho thấy một số hoạt động chi tiêu đã hướng đến việc mua cổ phiếu.
Theo số liệu thống kê, nhóm người có thu nhập từ 35.000 USD dến 75.000 USD hàng năm đã đẩy mạnh giao dịch chứng khoán lên hơn 90% so với tuần trước khi thời điểm họ nhận được khoản tiền hỗ trợ. Người Mỹ có thu nhập từ 100.000 USD đến 150.000 USD hàng năm nâng tỷ lệ giao dịch lên 82% và nhóm kiếm được hơn 150.000 USD cũng thực hiện giao dịch chứng khoán nhiều hơn 50%. "Giao dịch chứng khoán" bao gồm hoạt động mua/bán cổ phiếu, đầu tư vào các quỹ ETF hoặc chuyển qua quỹ 401k.
Bill Parsons – chủ tịch tập đoàn và nhà phân tích dữ liệu tại Envestnet Yodlee, nhận định: "Rõ ràng đã có sự liên quan giữa Covid-19 và những người được nhận tiền hỗ trợ. Lượng giao dịch chứng khoán đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong tuần vừa qua và tôi cho rằng điều này là yếu tố tạo nên sự thay đổi trong diễn biến của thị trường."
Theo chính quyền Tổng thống Trump, Đạo luật CARES trị giá 2,2 nghìn tỷ USD được sử dụng để ứng phó với những biến động của nền kinh tế do Covid-19 gây ra. Do đó đó chính phủ đã hỗ trợ 1.200 USD cho mỗi cá nhân có thu nhập hàng năm dưới 75.000 USD và 2.400 USD cho các cặp vợ chồng có nộp thuế và kiếm được ít hơn 150.000 USD/năm, theo IRS.
Parsons cho biết: "Không còn nghi ngờ gì về việc Covid-19 đã khiến người dân Mỹ tích cực sử dụng tiền, cho dù họ đang tích cực tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán, hoặc có thể đang tham khảo ý kiến từ người tư vấn." Ông nói thêm rằng, người tiêu dùng cũng có thể sử dụng tiền để chi trả hóa đơn dịch vụ, tiền nhà và cải tạo nhà. Nhìn chung, sự gia tăng trong chi tiêu cho thấy rằng gói kích thích của chính phủ là điều cần thiết.
Đà tăng mạnh mẽ của thị trường trong thời gian dịch bệnh hoành hành đã mang đến cho các nhà môi giới thêm nhiều tài khoản mới trong quý đầu tiên, đặc biệt là các nhà đầu tư trẻ tuổi. Lý do giải thích chính xác cho điều này lại không hề rõ ràng. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng đó là do sự hấp dẫn đã quay trở lại với thị trường, nhưng phần lớn xuất hiện sau thời gian khoản tiền kích thích được tung ra.
Những tài khoản mới ở hầu hết các nhà môi giới trực tuyến – Charles Schwab, TD Ameritrade, Etrade, Interactive Brokers và Robinhood, cũng có khả năng được thúc đẩy bởi ưu đãi mà họ tung ra đó là không lấy "hoa hồng" và hình thức giao dịch cổ phiếu lẻ (fractional trading).
Schwab nhận thấy "khối lượng cực kỳ lớn" với số tài khoản mới đã tăng thêm tới 609.000 trong quý I. Trong khi đó, ứng dụng giao dịch cổ phiếu được thế hệ Z ưa thích – Robinhood, cũng chứng kiến khối lượng giao dịch hàng ngày tăng 300% trong tháng 3 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Chia sẻ với CNBC, Robinhood cho biết hơn 1 nửa khách hàng mới của họ là những nhà đầu tư lần đầu giao dịch.
Lượng tiền lớn đến từ các tay chơi mới cho thấy người Mỹ đã và đang kỳ vọng mua được ở vùng giá thấp và "ngồi sẵn trên tàu" khi thị trường hồi phục.
Thị trường giá tăng kéo dài lâu nhất lịch sử nước Mỹ đã kết thúc khi Covid-19 bùng phát. Các chỉ số lớn đồng loạt rơi vào thị trường "con gấu" khi chính phủ buộc phải đóng cửa nền kinh tế, khiến hơn 38 triệu người thất nghiệp. Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục ở mức cao hơn so với kỳ vọng trong thời gian gần đây, khi nhà đầu tư lạc quan về những thử nghiệm vắc-xin tiềm năng và nền kinh tế đã dần mở cửa trở lại.
Tham khảo CNBC