Nhận tin nhắn có những dấu hiệu này, cảnh giác nguy cơ lừa đảo ngay!
Nhiều người dùng iPhone đã nhận được tin nhắn giả mạo lừa đảo. Vậy đâu là cách để nhận ra?
- 21-05-2024Dự án hơn 34.000 tỷ đồng đi qua 6 quận Hà Nội: công nhân tất bật, “quái vật công nghệ” 850 tấn nhập khẩu từ Đức sắp vận hành
- 21-05-2024Cha đẻ AI lo ngại nguy cơ "thất nghiệp hàng loạt" vì trí tuệ nhân tạo, kêu gọi chính phủ Anh cho người lao động được 'nghiễm nhiên' nhận tiền hỗ trợ
- 21-05-2024Giám đốc Android tiết lộ: AI sẽ tái định nghĩa chức năng smartphone, mở cuộc đấu mới về vị thế thống trị với Apple
Những kẻ lừa đảo thường không có kỹ năng đọc viết tốt nhất - và các lỗi chính tả cũng như ngữ pháp của chúng có thể khiến chúng dễ bị phát hiện. Mới đây, công ty chuyển phát bưu kiện Evri (Anh) đã thông báo đến người dùng dịch vụ của mình rằng họ đang là mục tiêu của một cuộc tấn công lừa đảo trên ứng dụng nhắn tin iMessages của iPhone.
Tin nhắn iMessages của iPhone.
Theo đó, cuộc tấn công được gọi với tên "phun và cầu nguyện", kẻ lừa đảo sẽ gửi hàng loạt tin nhắn này cho rất nhiều người dùng iPhone và một số người có sử dụng dịch vụ tương tự có thể sẽ mắc bẫy và mất tiền cho kẻ lừa đảo.
Dưới đây là 3 điều có trong tin nhắn lừa đảo mà Evri cảnh báo đến người dùng:
- Ngôn ngữ kém
- Thiếu lời chào cá nhân
- Liên kết bất thường
Những kẻ lừa đảo thường không có kỹ năng đọc viết tốt và thường mắc lỗi chính tả cũng như ngữ pháp. Tin nhắn chính xác từ công ty Evri sẽ luôn viết đúng chính tả và sẽ sử dụng tên có trên tài khoản của người dùng. Ngoài ra, công ty khuyên khách hàng thận trọng với những liên kết này.
Tin nhắn iMessages có thể là nơi bắt đầu cho những chiêu trò lừa đảo
Còn theo dữ liệu từ báo cáo Consumer Sentinel năm 2023 của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ trong năm 2023 đã có đến 372 triệu USD do các vụ lừa đảo qua tin nhắn văn bản. Lừa đảo qua tin nhắn xuất hiện khi những kẻ mạo danh giả danh một cơ quan, doanh nghiệp thực sự như ngân hàng và yêu cầu thông tin từ người dùng.
Dưới đây là 4 cụm từ "red flags" thường có trong tin nhắn lừa đảo:
- Số an sinh xã hội (thông tin cá nhân)
- Mã PIN
- Ngân hàng
- Chi tiết thanh toán
Tin nhắn lừa đảo thường có một hoặc nhiều các dấu hiệu trên
Kẻ lừa đảo sẽ đưa những cụm từ này vào trong tin nhắn khiến người dùng nhầm lẫn và tưởng đó là tin nhắn thật. Vì vậy, người dùng cần hết sức cảnh giác trước những cụm từ "red flags" này.
Ngoài ra, một số dấu hiệu tin nhắn lừa đảo thường thấy trên iPhone như: Đính kèm đường link lạ; Tin nhắn có lỗi chính tả hoặc nhiều ký tự lạ, khó đọc...
Theo McAfee: "Ngân hàng của bạn cũng có thể cung cấp thông tin trên website về cách nhận dạng tin nhắn văn bản chính thống từ họ. Đa phần trong chúng ta thường bỏ qua việc đọc các điều khoản dịch vụ và tuyên bố từ chối trách nhiệm của các thương hiệu hay tổ chức."
Đời sống và Pháp luật