Nhân vật duy nhất trong Tây Du Ký có 7 tên gọi khác nhau: Là ai và có ý nghĩa gì?
Tây Du Ký là một trong những bộ phim có ý nghĩa lớn trong lòng độc giả.
- 25-02-2024“Tây Du Ký có bao nhiêu người đi thỉnh kinh?” Trả lời 5 là sai, 1 ứng viên duy nhất EQ cao được nhận làm luôn
- 29-10-2023Nhà tuyển dụng: "Trong Tây Du Ký, thần tiên nhiều hơn hay yêu quái nhiều hơn?", cô gái lém lỉnh được gọi đi làm ngay
- 15-09-2023Cứ ngỡ “cụ rùa” Tây Du Ký là tưởng tượng, hóa ra 'bản real' dài 5m từng sống trên Trái đất
Gần 4 thập kỷ sau khi bộ phim Tây Du Ký (1986) công chiếu, thông tin xoay quanh các nhân vật và tình tiết trong phim vẫn còn hấp dẫn khán giả.
Dù là "bộ phim tuổi thơ" gắn liền với nhiều thế hệ 8x, 9x, nhưng Tây Du Ký có thể vẫn chứa đựng những yếu tố bất ngờ mà có thể nhiều người chưa biết đến.
Đơn cử, nếu hỏi - nhân vật duy nhất nào trong đại danh tác của Ngô Thừa Ân có đến 7 tên gọi khác nhau và ý nghĩa của từng cái tên - thì không nhiều người trả lời đúng.
Vậy nhân vật đó là ai?
Là nhân vật chính của Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không.
Ý nghĩa 7 cái tên của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký
7 tên gọi này chưa bao gồm cái tên Tôn Ngộ Không. Cái tên này được sư phụ đầu tiên của "con khỉ" là Bồ Đề Tổ Sư đặt cho. Theo đó, "Tôn" là khỉ; "Ngộ Không" tức là giác ngộ tinh thông.
1. Thạch Hầu
Đây là tên thật của Tôn Ngộ Không. Thạch Hầu nghĩa là con khỉ đá, chỉ nơi mà Tôn Ngộ Không sinh ra từ tảng đá mà Nữ Oa dùng để vá trời.
2. Mỹ Hầu Vương
Đây là cái tên Tôn Ngộ Không tự phong cho mình khi ở Hoa Quả Sơn. Là Vua Khỉ với vẻ ngoài đẹp đẽ nhất đàn.
3. Tề Thiên Đại Thánh
Khi đã sở hữu những phép thuật huyền bí, Tôn Ngộ Không tin rằng mình có thể sánh ngang với trời cao và không còn e ngại bất cứ ai. Ngộ Không đòi cả Ngọc Hoàng phong cho mình tước hiệu Tề Thiên Đại Thánh này.
4. Bật Mã Ôn
Để xoa dịu bản tính bất trị của Tôn Ngộ Không, Ngọc Hoàng ban cho Ngộ Không đảm nhiệm vị trí Bật Mã Ôn, tức người giám sát ngựa của Thiên giới.
Tuy nhiên, mãi về sau, khi chứng kiến bản thân bị người của Thiên giới chế giễu, Tôn Ngộ Không mới phát hiện ra mình chỉ nhận được một chức vụ hết sức nhỏ bé. Sự thật này đã trở thành cái cớ cho cuộc nổi dậy chấn động cả ba giới của Ngộ Không, đến mức đích thân Phật Tổ Như Lai ra tay mới "bình định" được con khỉ.
5. Tôn Hành Giả
Sau khi Tôn Ngộ Không gây chuyện ở Thiên Cung, bị Phật Tổ Như Lai trấn áp dưới Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm.
500 năm sau, Đường Tăng đi ngang qua nơi này để lấy kinh Phật thì phát hiện Ngộ Không và cứu được con khỉ ra ngoài. Khi Tôn Ngộ Không nhận Đường Tăng là sự phụ và quyết theo người đi lấy chân kinh, Đường Tăng đã đặt cái tên này, ý chỉ người xuất gia họ Tôn.
6. Đấu Chiến Thắng Phật
Sau khi hộ tống Đường Tăng đi thỉnh kinh, và cùng nhau trải qua 81 kiếp nạn khó khăn, cuối cùng Ngộ Không cũng mang được kinh về nhà Đường.
Khi đến Linh Sơn bái kiến Phật Tổ Như Lai, Tôn Ngộ Không được chứng đắc quả vị Phật, phong chức Đấu Chiến Thắng Phật.
7. Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Tổ Phật
Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Tổ Phật là danh xưng không hề xuất hiện trong bản phim "Tây Du Ký" phát sóng năm 1986.
Chỉ đến những sự kiện diễn ra sau trong Hậu Tây Du Ký, khi Tôn Ngộ Không chiến thắng Vô Thiên và cứu được Tam giới thì mới được Phật Tổ Như Lai phong cho danh hiệu cao quý này.
Tham khảo: Sohu, Sina, Baidu
Đời sống & pháp luật