Chủ tịch Ngân hàng thế giới học được gì từ tỷ phú Bill Gates?
Tìm ra được những ý tưởng thú vị mới chỉ là bước đầu tiên. Đặt những ý tưởng thú vị này vào hành động và tìm kiếm ra kết quả đều là những bước quan trọng và khó khăn hơn.
- 21-05-2014CEO hãng thời trang Levi’s: Ngừng giặt quần Jeans, cứu thế giới
- 20-05-2014Chuyện nữ CEO sa thải chồng là người đồng sáng lập công ty
- 16-05-2014Khi công chúa Hồi giáo làm... CEO
- 29-05-2014Warren Buffett sẽ làm gì nếu ông trở lại tuổi 23?
- 20-05-2014Tỷ phú Warren Buffett: 'Điểm yếu lớn nhất của tôi là...'
- 13-05-2014Tỷ phú Warren Buffett, Carlos Slim,... khuyên gì với các doanh nhân?
Nội dung nổi bật:
- Chủ tịch ngân hàng thế giới Jim Yong Kim vốn là một bác sỹ người Mỹ gốc Hàn Quốc.Ông là tiến sỹ đại học Harvard. Năm 2012 ông được bầu làm chủ tịch tiếp theo của Ngân hàng thế giới. Ông là vị chủ tịch ngân hàng đầu tiên không xuất thân từ khối chính trị hay tài chính.
- Đổi mới đến từ sự hợp tác: Những ý tưởng tuyệt vời không bao giờ xuất hiện trong sự cô lập. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự sáng tạo ít đặc trưng cho các cá nhân hơn là một tài sản chung trong cộng đồng những người cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề.
- Tầm quan trọng của sự bền bỉ: Tính bền bỉ và sự tin tưởng vào quyết tâm, kỷ luật và kiên trì là các yếu tố quyết định quan trọng nhất của những con người thành công mà Bill Gates từng biết.
- Tìm ra ý tưởng mới chỉ là bước đầu tiên: Tìm ra được những ý tưởng thú vị mới chỉ là bước đầu tiên. Đặt những ý tưởng thú vị này vào hành động và tìm kiếm ra kết quả đều là những bước quan trọng và khó khăn hơn.
Đương kim chủ tịch ngân hàng thế giới (World Bank) Jim Yong Kim vốn là một bác sỹ người Mỹ gốc Hàn Quốc. Jim Yong Kim nhận bằng thạc sỹ trường y khoa Harvard và tiến sĩ nhân loại học đại học Harvard. Từ năm 1993, ông là giảng viên trường y Harvard. Năm 2009 trở thành hiệu trưởng thứ 17 của đại học Dartmouth, trở thành người Mỹ gốc Á đầu tiên làm hiệu trưởng tổ chức giáo dục danh giá Ivy League.
Năm 2012 ông được bầu làm chủ tịch tiếp theo của Ngân hàng thế giới. Ông là vị chủ tịch ngân hàng đầu tiên không xuất thân từ khối chính trị hay tài chính và cũng là người đầu tiên dành nhiều thời gian vào việc xóa nghèo toàn cầu, mang lại các giải pháp chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tăng trưởng bền vững cũng như gia tăng tiếng nói của các nước đang phát triển.
Mới đây, Jim Yong Kim có bài viết chia sẻ trên mạng Linkedin về cơ hội gặp gỡ thú vị của mình với tư cách là chủ tịch World Bank và những điều ông học hỏi được từ người giàu nhất thế giới Bill Gates.
Sau đây nội dung bài viết đã được CafeBiz tạm dịch:
Tôi có đặc quyền lớn trong công việc trên cương vị là chủ tịch ngân hàng thế giới là được đối thoại với những chính trị gia, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp sáng tạo nhất trên khắp thế giới. Một trong những chủ đề xuyên suốt trong tất cả các cuộc đối thoại này là sự thừa nhận rằng chúng ta phải tăng tốc đổi mới để kết thúc nạn đói nghèo cùng cực và thúc đẩy tăng trưởng các nền kinh tế bằng con đường tất cả cùng chia sẻ. Thứ chúng ta thiếu là sự đồng thuận rõ ràng xung quanh những con đường tốt nhất để thúc đẩy và mở rộng những ý tưởng mới.
Gần đây, tôi có cơ hội thảo luận khá lâu cùng Bill Gates, và một cách rất tự nhiên cuộc trò chuyện giữa chúng tôi quay lại trao đổi điều gì truyền cảm hứng đổi mới. Bill và vợ của ông Melinda thành lập quỹ từ thiện từ năm 1994 và kể từ đó họ tập trung vào việc thực hiện những khát vọng phát triển thế giới trong lĩnh vực sức khỏe, giáo dục và xóa đói giảm nghèo.
Tôi là một trong những người may mắn hưởng lợi bởi sự hòa phóng của gia đình Gates. Năm 2000, quỹ từ thiện nhà Gates dành 44,7 triệu USD cho tổ chức chăm sóc sức khỏe Partners In Heath do tôi đồng sáng lập. Tại thời điểm này khi mà phần lớn tổ chức sức khỏe toàn cầu đã hủ nhận về bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) thì gia đình Gates đã dành món quà lớn nhất trong lịch sử để tìm ra phương thức điều trị bệnh này tại các nước đang phát triển. Mô hình hoạt động hoạt động từ thiện đổi mới có tầm nhìn xa trông rộng này đã lặp đi lặp lại cùng những nỗ lực của họ để giải quyết những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21.
Trong bữa tối tại Washington, Bill đã nói về việc làm cách nào ông và Melinda xây dựng nền văn hóa đổi mới tại tổ chức này cũng như trong kinh doanh và từ thiện. Bill Gates nhấn mạnh vào 3 điểm chính:
Đổi mới đến từ sự hợp tác
Theo Bill, những ý tưởng tuyệt vời không bao giờ xuất hiện trong sự cô lập. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự sáng tạo ít đặc trưng cho các cá nhân hơn là một tài sản chung trong cộng đồng những người cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề. Vì vậy thách thức của một tổ chức là xây dựng được nền văn hóa cổ vũ cho những ý tưởng mới đồng thời cung cấp nền tảng để củng cố sự hợp tác.
Như tác giả Steven Johnson từng viết trong cuốn sách Where Good Ideas Come From, chúng tôi cho rằng có điều không đúng trong bức tranh về sự sáng tạo “thời khắc Eureka”, khi những cá nhân đặc biệt với suy nghĩ đơn độc, tìm ra điều mới mẻ nhờ tư duy như ánh đèn vụt lóe sáng.
Khi mọi người bắt đầu nhìn vào các vấn đề sức khỏe toàn cầu trong hơn một thập kỷ gần đây, Bill đã đắm chìm trong các khía cạnh kỹ thuật áp dụng vào lĩnh vực này. Tôi nhớ rất rõ trong một cuộc đối thoại năm 2006 về việc phát triển loại thuốc mới điều trị HIV. Những kiến thức của Bill về lĩnh vực phân tử học, cơ chế hoạt động của chúng và những bước phát triển trong ngành thực sự kinh ngạc và khiến tôi cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ khi ông ấy dành thời gian nghiên cứu về lĩnh vực này.
Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi tôi gặp ông ấy sau đó và thậm chí là cả bây giờ, khả năng nắm bắt của Bill thậm chí đối với những chi tiết nhỏ nhất đã động viên đội ngũ của mình thực hiện những điều tương tự. Từ đó họ tạo ra được một nền văn hóa truyền được cảm hứng đổi mới.
Tầm quan trọng của sự bền bỉ
Bill sẽ không là tỷ phú giàu nhất thế giới nếu không bền bỉ. Ông ấy cho rằng tính bền bỉ và sự tin tưởng vào quyết tâm, kỷ luật và kiên trì là các yếu tố quyết định quan trọng nhất của những con người thành công mà Bill từng biết. Steven Johnson cũng từng chỉ ra điểm tương tự khi dẫn chứng quãng thời gian dài Charles Darwin công phu thu thập dữ liệu từ đó mới đưa ra được thuyết tiến hóa lỗi lạc vào năm 1838.
Cuộc trao đổi của chúng tôi quay sang việc đặt câu hỏi đối với các bậc phụ huynh, giáo viên và các tổ chức (giáo dục, quân đội,…) làm sao có thể nuôi dưỡng những phẩm chất này ở thế hệ trẻ. Hệ thống giáo dục Hàn Quốc rèn luyện học sinh bằng việc triển khai bắt đầu đi học từ khá bé, đến trường từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, thực hiện các kỳ thi gần có các tiêu chuẩn quốc tế như kỳ thi PISA của OECD.
Một số nhà quan sát chỉ ra rằng sự rèn luyện khốc liệt này có thể phần nào đóng góp vào sức mạnh tổng thể và tính bền bỉ của dân cư. Ở một góc độ khác, điều này tạo ra tranh cãi về áp lực do hệ thống giáo dục này đang gây thêm tổn thương đối với sức khỏe tinh thần của giới trẻ Hàn Quốc. Chúng tôi cũng đồng ý rằng hiện nay những minh chứng tổn thương tinh thần trong lĩnh vực này đang bắt đầu nổi cộm lên.
Chúng ta cũng biết một nghiên cứu của Roy Baumeister chỉ ra rằng rất khó để tăng sự bền vững và độ tin cậy của chỉ số IQ đối với toàn bộ dân cư, tuy nhiên sức mạnh tinh thần có thể xây dựng được, gần giống cơ chế của cơ bắp. Liệu các nước, các công ty, các tổ chức giáo dục và thậm chí các gia đình có thể nuôi dưỡng sự sáng tạo bằng cách giúp đỡ người trẻ (và cả người già) trở nên kỷ luật và bền bỉ hơn?
Như Bill đã chứng minh trong cả việc kinh doanh và từ thiện của ông ấy, tìm ra được những ý tưởng thú vị mới chỉ là bước đầu tiên. Đặt những ý tưởng thú vị này vào hành động và tìm kiếm ra kết quả đều là những bước quan trọng và khó khăn hơn. Ví dụ, chuyển các ý tưởng cải thiện sức khỏe toàn cầu sang những thành quả được cải thiện yêu cầu sự tính toán nghiêm ngặt, sự phù hợp với bối cảnh địa phương và đặc biệt là một kế hoạch để đạt được ở mức độ quy mô lớn.
Tôi kết thúc bữa tối hôm đó với nhiều lạc quan hơn về tiềm năng của sự đổi mới và tác động trong công việc phát triển của chúng tôi, thậm chí tại những nơi nghèo nhất, khó khăn thiết lập nhất.
Thông điệp của Bill Gates đưa ra là không nên chỉ ngồi và chờ những ý tưởng cải tiến xuất hiện trong đầu chúng ta. Những ý tưởng đổi mới tồn tại khắp nơi xung quanh ta: tại những nước nghèo nhất, tại khu vực tư nhân, tại các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức giáo dục và các nhóm cộng động dân cư.
Nếu chúng ta hợp tác, đào xới từ những điều chi tiết, bền bỉ và tập trung vào quy mô, chúng ta có thể tìm ra được những cải tiến tuyệt vời từ đó sẽ dẫn tơi một xã hội khỏe mạnh hơn, công bằng và hiệu quả hơn.
>> 3 bài học thành công từ Einstein, Leonardo Da Vinci và Benjamin Franklin
Kim Thủy