Tỷ phú 4 lần ra tòa vì phá sản
“Tôi ghét chữ cái B”, tỷ phú Mỹ Donald Trump từng tuyên bố trước tòa như vậy. Chữ cái B mà ông trùm bất động sản và giải trí nhắc tới là chữ cái đầu tiên của từ bankruptcy (phá sản).
- 13-12-2013Các tỷ phú làm gì trước khi gia nhập giới siêu giàu?
- 11-12-20137 bí quyết quản trị từ nữ tỷ phú Abigail Johnson
- 10-12-2013Những tỷ phú gần trăm tuổi của thế giới
- 09-12-2013Bí quyết đánh bại thị trường của tỷ phú Warren Buffett
- 08-12-2013Bài học về vay nợ từ tỷ phú giàu nhất châu Á
Nội dung nổi bật:
- Xếp ở vị trí 134 trong bảng xếp hạng 400 người giàu nhất thế giới năm 2013 do tạp chí Forbes bình chọn với tổng tài sản ước 3,5 tỷ USD nhưng Donald Trump là gương mặt quen thuộc với tòa án phá sản Mỹ.
- Trước tiên, cả bốn lần xin phá sản của Donald Trump vào các năm 1991, 1992, 2004 và 2009 đều là xin phá sản công ty mà ông ta có phần vốn theo chương 11 của Luật Phá sản Mỹ chứ không phải phá sản cá nhân. Các vụ tuyên bố phá sản này đều liên quan tới các khách sạn, sòng bài nay hoạt động dưới cái tên Trump Entertainment Resorts.
- Thế nhưng, Donald Trump đã sử dụng câu ngạn ngữ “Nếu bạn nợ ngân hàng ít, bạn phải năn nỉ họ, nếu bạn nợ ngân hàng nhiều, họ phải cầu cạnh bạn” để thoát khỏi tình trạng khốn đốn.
Được xếp ở vị trí 134 trong bảng xếp hạng 400 người giàu nhất thế giới năm 2013 do tạp chí Forbes bình chọn với tổng tài sản ước 3,5 tỷ USD nhưng Donald Trump là gương mặt quen thuộc với tòa án phá sản Mỹ.
Lần đầu Donald Trump tuyên bố phá sản là năm 1991 khi tổ hợp sòng bạc – khách sạn 2.010 phòng Taj Mahal của ông ta ngập trong nợ nần. Công trình này được tài trợ bằng các trái phiếu lãi suất cao khủng khiếp tới 14%/năm. Khi việc xây dựng hoàn tất cũng là lúc kinh tế Mỹ rơi vào giai đoạn suy thoái, Taj Mahal lôi Donald Trump xuống vũng nợ 3,4 tỷ USD trong khi công trình chỉ được đánh giá 1 tỷ USD.
Thế nhưng, Donald Trump đã sử dụng câu ngạn ngữ “Nếu bạn nợ ngân hàng ít, bạn phải năn nỉ họ, nếu bạn nợ ngân hàng nhiều, họ phải cầu cạnh bạn” để thoát khỏi tình trạng khốn đốn. Donald Trump đã đạt được một thỏa thuận với giới ngân hàng, theo đó ông ta sẽ từ bỏ quyền kiểm soát đối với 50% cổ phần của Taj Mahal để cấn trừ nợ, phần nợ còn lại trả bằng tiền mặt với điều kiện ngân hàng giảm lãi và kéo dài thời hạn trả nợ.
Giáo sư Lynn LoPucki, một chuyên gia về phá sản tại Trường Luật thuộc Đại học California tại Los Angeles nhận định: "Lẽ ra các ngân có thể hàng tịch thu hết những gì ông ta có nhưng họ quyết định hợp tác với ông ta. Họ nhận thấy cách tốt nhất để ông ta trả lại tiền cho họ là để cho ông ta nổi chứ không chết chìm trong biển nợ”.
Tất nhiên là Donald Trump “mất mặt” vì ông ta phải bán lỗ chiếc du thuyền Công chúa Trump trị giá 100 triệu USD theo thời giá 1980 để thu về 40 triệu USD đem trả nợ. Ngoài việc phải chia tay với chiếc máy bay riêng Con Thoi Trump, nhà tỷ phú thích hoành tráng còn bị các chủ nợ “sỉ nhục” bằng cách áp đặt cho ông ta hạn mức chi tiêu cá nhân.
Tổ hợp sòng bạc – khách sạn 2.010 phòng Taj Mahal
Nhưng chỉ một năm sau khi đạt được thỏa thuận cho vấn đề Taj Mahal, năm 1992 Donald Trump phải quay trở lại tòa án phá sản để xin – cũng như lần trươc - tái cấu trúc nợ.
Lần này, khách sạn Trump Plaza “lâm nạn” khiến công ty của nhà tỷ phú mắc nợ 550 triệu không trả đúng hạn. Với tài xoay sở, Donald Trump thỏa thuận trao cho Citibank và 5 chủ nợ khác 49% cổ phần của mình trong khách sạn và đổi lại ông ta đạt được một thỏa thuận trả nợ với những điều khoản “mềm” hơn. Donald Trump vẫn ngồi lại ghế tổng giám đốc điều hành nhưng lương của ông ta bị dùng cấn nợ.
Bẵng đi hơn 10 năm, đến năm 2004 Tập đoàn Khách sạn và sòng bài Trump lại “mắc cạn” với số nợ tích lũy không trả được lên tới 1,8 tỷ USD. Cũng như những lần trước, Donald Trump đồng ý hạ tỷ lệ cổ phiếu của mình trong tập đoàn xuống, nhưng lần này ông ta chấp nhận để mất quyền kiểm soát từ 47% còn 25%. Tuy nhiên, để bù lại, ông ta có thêm một khoản tiền vay trị giá 500 triệu USD để cải thiện tình thế.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã không chừa “đế chế” Donald Trump. Vào năm đó, tổng tài sản của Trump Entertainment và các chi nhánh là 2,06 tỷ USD nhưng các khoản nợ cộng lại cũng lên tới 1,74 tỷ USD.
Tháng 12/2008, do không trả đúng hạn một khoản tiền lãi trái phiếu trị giá 53,1 triệu USD Trump Entertainment Resorts bị đưa ra tòa đề nghị tuyên bố phá sản. Cổ phiếu của công ty lao dốc từ 4 USD/ cổ phiếu xuống còn 23 xu/cổ phiếu.
Lần này, Donald Trump cũng cố gắng vật lộn với ban quản trị về phương án tái cấu trúc nợ nhưng thất bại. Ông và con gái rời khỏi các chức vụ quản lý của công ty và chỉ còn là cổ đông nắm giữ 10% tổng vốn góp.
Nhiều người ngạc nhiên tại sao Donald Trump phá sản tới bốn lần mà ông ta vẫn giàu sụ, vẫn là tỷ phú trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ?
Trước tiên, cả bốn lần xin phá sản của Donald Trump vào các năm 1991, 1992, 2004 và 2009 đều là xin phá sản công ty mà ông ta có phần vốn theo chương 11 của Luật Phá sản Mỹ chứ không phải phá sản cá nhân. Các vụ tuyên bố phá sản này đều liên quan tới các khách sạn, sòng bài nay hoạt động dưới cái tên Trump Entertainment Resorts.
Vì không xin tuyên bố phá sản cá nhân nên về mặt tài chính ông ta chỉ mất phần đóng góp của mình trong các doanh nghiệp, danh tiếng cá nhân và khả năng làm việc tiếp với ngân hàng không bị tổn hại nhiều.
Chỉ một lần duy nhất Donald Trump để mình mắc nợ cá nhân là do tài trợ cho công trình xây dựng Taj Mahal năm 1991 bằng các trái phiếu lãi suất cao và không trả nổi tiền lãi. Khi hoạt động của sòng bài này gặp khó khăn, ông ta phải lo thanh toán 900 triệu USD tiền nợ cá nhân.
Phải mất gần 5 năm, sau khi bán đi nhiều tài sản riêng như du thuyền, máy bay, cổ phần của mình ở một số công ty khác Trump mới thoát nợ. Từ đó trở đi, ông ta không còn đảm bảo nợ công ty bằng tài sản riêng.
Về phần mình Donald Trump luôn cho rằng điều luật về phá sản doanh nghiệp là một công cụ đề tái cấu trúc nợ và cải thiện kinh doanh. Ông cho rằng việc xử lý nợ như thế không phải là vấn đề cá nhân mà là vấn đề của doanh nghiệp và nhiều doanh nhân lớn hàng đầu như Leoan Black, Carl Icahn, Henry Kravis cũng sử dụng quyền được bảo hộ phá sản để thực hiện mục tiêu nói trên.
Đồng ý với quan điểm trên, Michael Venditto, một luật sư từng đại diện cho nhiều doanh nghiệp tên tuổi của Mỹ trong các vụ xin bảo hộ phá sản nói : "Đối với một người bình thường bạn gặp trên phố thì việc bốn lần xin phá sản dường như quá gây ngạc nhiên, nhưng với tôi thì không. Chương 11 Luật phá sản chỉ dẫn cách định hình lại, tái cấu trúc một công ty đang có vấn đề. Nó không hàm ý rằng có điều gì đó bất chính”.
Theo luật sư Venditto, các chủ nợ có cách nghĩ khác với người thường: Họ không lạnh xương sống khi biết một công ty đã trải qua nhiều lần xin bảo hộ phá sản. Tịch thu một sòng bạc bỏ không để làm gì ? Nếu nó hoạt động, thu được tiền và có lãi thì họ có thể được trả nợ đến từng đồng xu.
Nếu xét kỹ người ta thấy trong những vụ xin bảo hộ phá sản về sau, phần vốn bị mất của Donald Trump càng ít dần tuy doanh nghiệp vẫn hoạt động dưới tên ông ta. Trong vụ Taj Mahal, Donald Trump phải nhường 50% quyền kiểm soát công ty, đến năm 2004 khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản, phần hùn của ông ta chỉ còn 25%. Trước khi tuyên bố phá sản năm 2009, Trump rút khỏi ban quản trị của Trump Entertainment Resorts và phần hùn của ông ta chỉ còn lại 10%.
Quanh việc Donald Trump xin phá sản doanh nghiệp nhiều lần có nhiều tranh cãi. Michael J. Viscount một luật sư về phá sản tại Atlantic City cho rằng Trump không chịu trách nhiệm về những vụ phá sản của chính ông ta mà là những chủ nợ của ông.
Theo vị luật sư này, các chủ nợ đều là “những người lớn” theo nghĩa bóng, họ biết rõ điều gì có thể xảy ra khi tiếp tục cho Trump vay tiền hết lần này đến lần khác. Những chủ nợ này biết các doanh nghiệp của Donald Trump xin phá sản vì không trả được nợ thế nhưng họ vẫn tiếp tục “chơi trò chơi cũ”. Điều này có nghĩa là họ muốn cho Trump vay tiền vì ông ta làm được những công trình mà họ cho là lớn lao, hùng vĩ.
Trong khi đó luật sư EdwardWeisfelner từng tham gia vụ kiện phá sản của tỷ phú Carl Icahn lại đặt câu hỏi liệu Donald Trump đã sử dụng điều luật bảo hộ phá sản doanh nghiệp đúng như mục đích mong muốn của những nhà làm luật hay không. Vị luật sư này cho rằng việc tuyên bố phá sản có thể bị lạm dụng để trốn tránh nghĩa vụ và chèn ép quyền lợi của các chủ nợ. Phản đối nghi ngờ này, luật sư Viscount cho rằng Donald Trump không hề lạm dụng luật phá sản. “Chương 11 là cái bạn cần đến để giữ cho doanh nghiệp sống và tốt hơn”.
Theo Vân Anh