Vài tháng lãi một căn hộ, ‘sống khỏe’ nhờ không ham BĐS
“Thời khủng hoảng, có nhiều doanh nghiệp làm bất động sản mỗi sáng tỉnh dậy mất rất nhiều tiền lãi vay. Trong khi tôi mở mắt là có thể nhẩm ra doanh thu trong ngày".
- 11-11-2013‘Người đẹp không tuổi’ Thanh Hằng: Thành công từ những quyết định ‘viển vông’
- 17-12-2011Đặng Thanh Hằng: "Người đàn bà đẹp" và tham vọng luôn là người dẫn đầu
- 27-06-2013Thu Hương - Á hậu quý bà Thế giới, nữ doanh nhân và những góc khuất giờ mới kể
- 16-06-2012Hai người đẹp Thu Hương và Mai Thu Huyền học làm... doanh nhân
- 21-05-2012Hoa khôi - Doanh nhân Nguyễn Thu Hương: Người đẹp thẳng tay “đập nát bình hoa”
Nội dung nổi bật:
- Tất cả các dự án kinh doanh doanh nhân Thanh Hằng từng thực hiện đều mang thương hiệu 'Thanh Hằng' đi kèm. Bài học xây dựng thương hiệu cá nhân: Khách hàng cũ sẽ tìm đến dự án mới của bạn nếu bạn có thương hiệu mạnh.
- Chị Hằng kinh doanh theo đúng nhu cầu thực của bản thân và tin vào sự nhạy bén của mình. Làm điều mình thích nhưng với một doanh nhân, đã làm là phải sinh lời, phải có lãi để đầu tư tiếp.
- “Thời khủng hoảng, có nhiều doanh nghiệp làm bất động sản mỗi sáng tỉnh dậy mất rất nhiều tiền lãi vay. Trong khi tôi mở mắt là có thể nhẩm ra doanh thu trong ngày. Khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến các ngành tài chính, bất động sản, chứ không tác động nhiều đến túi tiền của công nghiệp làm đẹp".
Xem phần 1: ‘Người đẹp không tuổi’ Thanh Hằng: Thành công từ những quyết định ‘viển vông’
Ròng rã 23 năm xây thương hiệu cá nhân ‘Thanh Hằng’
“Làm nghề nào cũng phải đặt chữ tín lên làm đầu. Nghề làm đẹp càng phải thận trọng hơn nữa. Người ta mua vật dụng có thể cầm nắm mà định giá. Còn mua dịch vụ như làm đẹp, thanh toán tiền rồi nhưng chất lượng thế nào thì “quảng cáo suông”người ta khó tin lắm”- chị Thanh Hằng chia sẻ.
"Thương hiệu cá nhân phải thực sự tốt thì người ta mới tìm đến với cái mới mà mình làm”. |
"Thương hiệu cá nhân phải thực sự tốt thì người ta mới tìm đến với cái mới mà mình làm. Làm chộp giật giàu nhanh nhưng sẽ không bền”, chị nói. “Từ shop Thanh Hằng, áo cưới Thanh Hằng, Thanh Hằng Beauty Medi, hầu hết khách hàng đến với các dự án mới của tôi đều bằng chính cái tên‘Thanh Hằng’".
Theo tiết lộ của chị Thanh Hằng, mỗi tháng phòng khám của chị đón khoảng 700 lượt khách, thì có đến 500 người trong số đó là khách hàng thường xuyên và được người quen giới thiệu.
Trả lời chi tiết hơn khi được hỏi về vốn đầu tư lên đến 2 triệu USD cho cơ sở thẩm mỹ của mình, chị Hằng thống kê sơ bộ: “Mỗi máy móc ở đây nhập về có giá hơn 150.000 đô (gần 3,5 tỷ đồng), chưa kể giá đầu típ cho mỗi khách hàng cũng rất cao - cỡ vài ngàn đô, rồi lương trả cho bác sĩ Mỹ hay Hàn Quốc giỏi cũng không hề thấp".
Về vụ việc đáng tiếc ở thẩm mỹ viện Cát Tường vừa qua, chị Thanh Hằng nhẹ nhàng nhận xét: “Với nghề thẩm mỹ, bác sĩ tốt là người có chuyên môn, có kinh nghiệm, có thẩm mỹ và trên hết là có lương tri. Ở trung tâm của tôi, các bác chỉ làm đúng chuyên môn của mình - bác sĩ thẩm mỹ chuyên về mắt riêng, mũi, lông mày hay da đều chuyên biệt… Mỗi người một thế mạnh rồi, không ai làm việc trái chuyên môn cả".
Bài học thứ ba: Khách hàng cũ sẽ tìm đến dự án mới nếu bạn có thương hiệu mạnh
Dự án tương lai: Trại dưỡng lão bên bờ biển
Khi được hỏi về dự định tương lai, chị Thanh Hằng có đắn đo đôi chút, rồi mới bật mí về ý tưởng xây dựng một trại dưỡng lão cao cấp đầu tiên ở Việt Nam, như một mơ ước riêng của chính bản thân mình.
Chị nói: “Tôi thường kinh doanh theo đúng nhu cầu thực của bản thân và tin vào sự nhạy bén của mình.
Thời trẻ thích trang điểm thì tôi đi bán mỹ phẩm. Sau đó, xuất phát từ mong muốn các cô dâu được đẹp nhất trong ngày cưới, tôi mở tiệm ảnh viện áo cưới. Có tuổi một chút, tôi muốn dấn thân vào lĩnh vực làm đẹp, với mong muốn giữ lại nhan sắc và tuổi xuân cho phụ nữ.
Vài năm nữa, tôi ấp ủ sẽ xây dựng một trại dưỡng lão tiện nghi và thư giãn bên bờ biển, dành cho những người lớn tuổi và ít con cái có thể đến nghỉ dưỡng và giao lưu với bạn bè”.
Ở Việt Nam, mô hình này chưa có ai bắt tay xây dựng, làm thử. Theo chia sẻ của chị Hằng, trại dưỡng lão trong mong muốn của chị sẽ được xây dựng trên một bờ biển đẹp, có không khí trong lành, khuôn viên sẽ bao gồm sân tập thể dục, công viên, quán cà phê, phòng đọc sách... Các dịch vụ được cung cấp theo các gói tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
“Không dám nói trước nhưng tôi dự định 5-7 năm tới sẽ thực hiện dự án này. Có thể tôi trực tiếp đầu tư hoặc gọi vốn từ nước ngoài hay xây dựng dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu”.
"Khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến các ngành tài chính, bất động sản, chứ không tác động nhiều đến túi tiền của công nghiệp làm đẹp". |
Còn về ý nghĩa với cá nhân, được làm điều mình thích là sướng nhất, vừa được vui, vừa giúp đỡ mọi người. Chúng ta ai cũng phải có lúc về già, muốn được sẻ chia và bầu bạn”.
Những năm 90, chị kể, có lúc công việc ăn nên làm ra đến nỗi, cứ 5-6 tháng chị lãi được một căn hộ. Nhưng thay vì đổ tiền mua đất đầu cơ, chị quay vòng vốn mở rộng tiếp cơ sở. Phương châm của chị là “chỉ làm cái mình thích, chỉ kinh doanh cái mình giỏi thì mới bền vững. Có lẽ vì không ham nên bây giờ tôi không chết vì bất động sản như nhiều người khác”.
“Thời khủng hoảng, có nhiều doanh nghiệp làm bất động sản mỗi sáng tỉnh dậy mất rất nhiều tiền lãi vay. Trong khi tôi mở mắt là có thể nhẩm ra doanh thu trong ngày.
Kinh tế khó khăn là thực, nhưng người muốn làm đẹp sẽ vẫn ‘nghiện’ làm đẹp. Khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến các ngành tài chính, bất động sản, chứ không tác động nhiều đến túi tiền của công nghiệp làm đẹp đâu", chị hóm hỉnh sẻ chia thay cho lời kết.
Từ những giọt mồ hôi và sự nhạy bén trong kinh doanh, từ một cửa hàng nhỏ bé 3m2 ngày nào ở chợ Hôm, chị Thanh Hằng đã trở thành một bà chủ tên tuổi trong ngành làm đẹp, một nữ doanh nhân ‘sống khỏe’ vào thời nhiều 'đại gia' trầy trật vì khủng hoảng hiện nay.Bài học cuối cùng: Hãy làm những việc mình thích, có ý nghĩa và tạo ra tiền