Nhập khẩu một loại ngũ cốc từ Canada bất ngờ tăng hơn 2.000% trong 4 tháng đầu năm, Mỹ và Úc cũng đều đẩy mạnh vào thị trường Việt Nam
Lượng nhập khẩu từ Canada trong 4 tháng đầu năm đã gấp hơn 5 lần so với cả năm 2022 cộng lại.
- 29-05-2023Một mặt hàng đồ khô của Việt Nam được Nga, Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng thời lạm phát, xuất khẩu tăng vọt trong tháng 4
- 29-05-2023Một loại nông sản cực quan trọng đang khiến châu Âu 'mất ăn mất ngủ': Có khả năng làm giảm lạm phát, Nga là nhà xuất khẩu đứng đầu thế giới
- 27-05-2023Tesla chính thức thực hiện điều “ngược đời” trong ngành xe điện: Chi hàng tỷ USD để xây trạm sạc cho các đối thủ dùng chung
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, nhìn chung trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu lúa mì đang có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể tính đến hết tháng 4/2023, lượng nhập khẩu lúa mì của cả nước đạt hơn 1,65 triệu tấn, đạt 604,27 triệu USD, tương ứng với mức tăng 6,7% về khối lượng và 5,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 4, cả nước nhập khẩu 441.055 tấn lúa mì với trị giá 159,57 triệu USD, giảm gần 26% về lượng lẫn kim ngạch so với tháng 3/2022.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Australia là thị trường xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Việt Nam. Thị phần nhập khẩu từ quốc gia này chiếm gần 67,6% về lượng và chiếm 65,7% về kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước với 1,12 triệu tấn, trị giá 397,08 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình đạt 355 USD/tấn, tăng 18,2% về lượng và tăng 12,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Dù là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất tuy nhiên nhập khẩu từ Canada mới là thị trường chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất. Cụ thể trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu lúa mì từ Canada đạt 93.701 tấn, đạt kim ngạch 39,46 triệu USD, tăng mạnh 2.051% về lượng và tăng 1.839% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong năm 2022, lượng nhập khẩu lúa mì từ Canada chỉ đạt 17.166 tấn, tương đương với hơn 7,8 triệu USD. Như vậy chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu từ Canada đã gấp hơn 5 lần so với cả năm 2022.
Đứng vị trí thứ 2 về tỷ trọng nhập khẩu là Brazil với gần 16% thị phần về cả lượng và kim ngạch. Cụ thể nhập khẩu lúa mì từ thị trường này trong 4 tháng đầu năm đạt 261.611 tấn, tương đương với 95,82 triệu USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 7,2% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu trung bình đạt 366,3 USD/tấn, tăng 6,2% về giá so với 4 tháng đầu năm 2022.
Tiếp đến thị trường Mỹ với 128.850 tấn, tương đương 53,69 triệu USD, tăng 23,4% về lượng, tăng 14,3% kim ngạch. Giá nhập khẩu đạt 416,7 USD/tấn, giảm 7,4% so với 4 tháng đầu năm 2022. Như vậy tỷ trọng của Mỹ chiếm 7,8% trong tổng lượng và chiếm 8,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng lúa mì cao kỷ lục của Canada vào năm 2022 dự kiến sẽ đưa nước này trở thành nhà cung cấp lúa mì lớn trên toàn cầu trong năm 2023. Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Canada, nước này dự kiến thu hoạch 33,8 triệu tấn lúa mì trong niên vụ 2022-2023, cao hơn 51,5% so với năm trước. Dự kiến sản lượng thuận lợi hơn do điều kiện thời tiết được cải thiện, khiến Canada trở thành nhà cung cấp lúa mì lớn ở Tây bán cầu.
Cùng với vụ thu hoạch lớn hơn, xuất khẩu lúa mì của Canada cũng tăng mạnh. Theo Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Nông nghiệp Canada, xuất khẩu lúa mì của nước này ước tính đạt 23,5 triệu tấn trong năm tài chính 2022/23, tăng từ 15,1 triệu tấn của năm trước.
Nhịp sống thị trường