Nhật Bản điều chỉnh quy định nhằm chấm dứt độc quyền của Apple và Google
Theo hãng tin Kyodo, ngày 16/6, Chính phủ Nhật Bản thông báo kế hoạch thực thi một luật mới, điều chỉnh quy định đối với các cửa hàng ứng dụng điện thoại thông minh nhằm tạo thuận lợi cho các nhà phát triển khác tiếp cận thị trường dễ dàng hơn cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh Apple và Google vẫn độc quyền trong lĩnh vực này.
- 18-06-2023Mất hơn 2 tỷ đồng sau khi nhận tin nhắn từ người lạ, công an khuyến cáo người dân đặc biệt cảnh giác với tình huống này!
- 18-06-2023Công an giả gọi điện lừa đảo, gặp đúng công an thật
- 18-06-20234 cách đơn giản để tăng tuổi thọ ổ cứng cắm ngoài
Giới chức Nhật Bản cho biết luật mới sẽ buộc các nhà cung cấp hệ điều hành di động thông minh lớn nhất gồm Apple và Google cho phép các cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3 chạy trên các hệ điều hành này nếu được xác định là an toàn. Bên cạnh đó, luật mới sẽ không cho phép các nhà điều hành buộc các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng cổng thanh toán của họ và có thể áp dụng hình phạt nếu vi phạm.
Phản ứng trước kế hoạch trên, Văn phòng Apple tại Nhật Bản đã phản đối nhiều đề xuất trong kế hoạch, nhấn mạnh quy định này sẽ "gây rủi ro" đối với khả năng hỗ trợ các nhà phát triển ứng dụng công ty, cũng như khả năng bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. Apple cho biết sẽ thảo luận thêm với chính phủ.
Tương tự, Văn phòng Google tại Nhật Bản cho biết sẽ "thúc đẩy các cuộc thảo luận mang tính xây dựng với các bên liên quan trong ngành và chính phủ". Động thái siết chặt quy định được đưa ra sau khi Google hối thúc chính phủ cần giữ lập trường thận trọng nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và không làm mất động lực đổi mới của các nhà phát triển ứng dụng.
Hiện Android của Google và iOS của Apple đang thống trị thị trường hệ điều hành. Do đó, các khách hàng sẽ buộc phải sử dụng các cửa hàng Google Play và App Store tương ứng, trong khi các nhà phát triển ứng dụng cũng phải tuân thủ chính sách và quy định do hai "ông lớn" công nghệ đưa ra.
Giới chức Nhật Bản cho rằng điều này khiến mức phí mà các nhà phát triển ứng dụng phải trả cho Google và Apple khá cao mà quá trình sàng lọc ứng dụng không đủ minh bạch, trong khi điều này cũng cản trở nỗ lực đổi mới các ứng dụng di động và hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc mở ra cơ hội hoạt động cho các cửa hàng ứng dụng mới cũng làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn, do tiềm ẩn rủi ro đối với bảo mật dữ liệu cá nhân và có thể tạo điều kiện cho những ứng dụng độc hại lây lan.
Báo tin tức