Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong dự án cảnh báo thiên tai kỹ thuật số
Cơ quan Xúc tiến cơ sở hạ tầng Quốc tế, Phòng Chiến lược toàn cầu, Bộ Nội vụ và truyền thông (MIC) Nhật Bản, vừa ủy thác ONE-VALUE là cầu nối cho dự án cảnh báo thiên tai kỹ thuật số tại Việt Nam.
Hoạt động đầu tiên mở đầu dự án là hội thảo trực tuyến vào ngày 24 tháng 3 vừa qua, giữa các ban ngành liên quan tại Việt Nam và Nhật Bản. Về phía đơn vị tổ chức và được MIC ủy quyền, bà Phi Hoa - CEO của ONE-VALUE cho biết:
"Mặc dù đã vinh dự đảm nhiệm rất nhiều dự án của chính phủ Nhật giao phó nhưng Hoa đặc biệt trân trọng những đóng góp của dự án này cho đất nước Việt Nam mình. Như các bạn cũng biết mỗi đợt thiên tai ở nước ta đều chịu những tổn thất nặng nề do công tác dự báo còn chậm, người dân không kịp trở tay với thiên tai, hoạt động sơ tán không được chuẩn bị trước…Chính vì vậy ứng dụng kỹ thuật số (Digital) vào việc cảnh báo thiên tai và sơ tán là một dự án cấp thiết có tính ứng dụng cao chứ không chỉ nằm trên các trang giấy hay trong kế hoạch. Nhật Bản đã rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ vào cảnh báo thiên tai nên khi nghe nói chính phủ Nhật Bản đại diện là bộ MIC muốn tài trợ dự án này cho Việt Nam Hoa đã rất vui mừng và hào hứng, càng tự hào hơn khi ONE-VALUE được chọn là đơn vị cầu nối cho dự án."
Các ý kiến đáng chú ý của hội thảo:
Về phía Việt Nam, đại diện là ông Lê Quang Tuấn Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&HTQT, Tổng cục PCTT đã chia sẻ một số thông tin liên quan.
Theo ông, hiện nay Tổng cục PCTT cũng đang triển khai một số dự án liên quan đến cảnh báo thiên tai, gần đây đã đặt hàng 1 đề tài nghiên cứu cấp Bộ do Trường Đại học Thủy lợi đang thực hiện về cảnh báo lũ lụt trên lưu vực sông Nhật Lệ; cảnh báo LQ sạt lở đất tại Bản Khoang- Sapa (Đài Loan hỗ trợ qua Viện KH Địa chất và Khoáng sản),… và nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật khác cho thấy đây là nhu cầu cấp thiết.
Bên cạnh đó, thực trạng chung ở Việt Nam hiện nay là nguồn lực tài chính còn hạn chế, còn thiếu hướng dẫn riêng để thể chế hóa việc xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu chung phục vụ cảnh báo thiên tai.
Việt Nam cần xây dựng hệ thống dữ liệu giám sát tập trung phục vụ cảnh báo quy mô cấp Quốc gia; hiện nay Tổng cục vẫn đang hợp tác với khoảng 20 đối tác để triển khai các nghiên cứu thử nghiệm.
Vị đại diện này cũng đề xuất với Bộ Nội vụ - Truyền thông Nhật Bản, mong muốn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và cụ thể hóa các thể chế và tiến hành xây dựng hệ thống cảnh báo cấp Quốc gia cho tất cả các loại thiên tai trong dài hạn, bắt đầu từ việc triển khai các dự án thí điểm. Phía Tổng cục sẽ tiếp tục để xuất với các cơ quan có thẩm quyền để bổ sung nguồn lực phối hợp với phía Nhật Bản thu thập thông tin liên quan về rủi ro thiên tai nhằm cùng nhau xây dựng và đồng thực hiện các dự án phù hợp về hệ thống cảnh báo RRTT.
Ông Lê Quang Tuấn Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&HTQT, Tổng cục PCTT
Về phía Nhật Bản đại diện JICA, Tổng cục PCTT ông Tanaka Yasuhiro cũng khai thác nhu cầu bằng những câu hỏi sát mục đích như: Về vấn đề App cảnh báo: ai là người sử dụng? Về mặt hành chính, người sử dụng nên là người hướng dẫn sơ tán, tuy nhiên thì cũng có khi người sử dụng là người dân, cần định hình rõ ràng đối tượng sử dụng khi thiết kế App. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ là công ty tư nhân hay Chính phủ? Cần có thời gian đánh giá thử nghiệm tại địa phương, sau đó sẽ quyết định việc sơ tán sẽ diễn ra ở đâu.
Ở Việt Nam hiện nay hệ thống giám sát BDMS đã được phát triển do vậy nên tiếp tục sử dụng hệ thống này. Hiện tại có một lượng thông tin nhất định mà Chính phủ có thể thu thập được, chẳng hạn như thông tin về mưa, nhưng đó chỉ là thông tin về khu vực hoặc khu vực xung quanh nơi cư trú, nếu đó là thông tin cảnh báo thì không có chi tiết, và cũng không phải là thông tin theo thời gian thực. Có thể phát triển app dựa trên nền tảng dữ liệu mà JICA cung cấp.
Theo ông, vấn đề quan trọng nhất là cách tiếp cận, nên phát cảnh báo thông qua các kênh mà mọi người vẫn hay sử dụng để liên lạc với nhau (như ở Nhật Bản là yahoo hay line).
Hội thảo được tổ chức trực tuyến vì lý do dịch bệnh Covid 19
Ngoài ra còn có các ý kiến đóng góp của bộ ban ngành các tỉnh Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Nghệ An…
Hội thảo thành công tốt đẹp với sự tham gia của các ban ngành như đại diện Nhật Bản là Cơ quan Xúc tiến cơ sở hạ tầng quốc tế, Phòng Chiến lược toàn cầu, Bộ Nội vụ và truyền thông (MIC). Về phía đại diện Việt Nam làTổng cục Phòng, chống thiên tai (VDMA); Tổng cục Khí tượng thủy văn; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; Các Cơ quan ban ngành trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Thủy lợi (TLU); Đại diện các công ty viễn thông tại Việt Nam.
Đơn vị tổ chức cầu nối quan trọng của dự án: ONE-VALUE INC