Nhật Bản nhiều năm liền là đất nước có tỷ lệ người sống thọ cao: 6 thói quen đáng học hỏi từ họ mà bạn có thể làm ngay
Hóa ra "quy luật trường thọ" của người Nhật Bản chính là tuân thủ 6 thói quen tốt dưới đây.
- 02-12-2020Nỗ lực luyện tập rồi lại "về mo" sau 18 tháng, tôi nhận ra tư duy khác biệt của những người luôn khỏe mạnh: Đó là bí quyết để "sống khỏe suốt đời"
- 30-11-2020Chạy bộ rất tốt cho sức khỏe, nhưng vì sao bạn không nên chạy liên tục mỗi ngày?
- 28-11-202010 cách để ăn uống bền vững hơn, vừa tốt cho sức khỏe con người, vừa bảo vệ môi trường
Nhật Bản được biết đến là quốc gia có nhiều người sống trên 100 tuổi nhất thế giới. Tuổi thọ của người Nhật luôn đứng đầu thế giới vì họ duy trì được những thói quen sống lành mạnh ngay từ khi còn trẻ.
Tại sao người Nhật lại sống lâu như vậy? Cùng khám phá ngay 6 thói quen đáng học hỏi từ họ nhé!
1. Ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày
Bữa sáng phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bởi sau một đêm trao đổi chất và nghỉ ngơi, cơ thể chúng ta sẽ hoàn toàn trống rỗng. Lúc này, điều chúng ta cần nhất không phải là tập thể dục hay làm việc mà là bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo nạp lại đủ năng lượng hoạt động của cơ thể.
Nếu bạn còn mải ngủ nướng hoặc bỏ qua bữa sáng vì vội đi làm thì dạ dày sẽ không hoạt động, từ đó gây nên bệnh sỏi mật hoặc bệnh về đường ruột. Thậm chí, cơ thể còn luôn ở trong tình trạng đói và bạn sẽ không thể làm việc hiệu quả.
2. Giữ tâm trạng vui vẻ
Nếu chúng ta tự tạo áp lực cho bản thân trong thời gian dài, dây thần kinh sẽ luôn trong trạng thái căng thẳng và từ đó làm cơ thể con người xoắn như chiếc lò xo bị siết chặt. Về lâu dài, tình trạng này cũng gây suy nhược thần kinh hoặc rối loạn nội tiết.
Vì vậy, hãy điều chỉnh áp lực của mình một cách hợp lý, cố gắng giữ cho bản thân luôn vui vẻ, thái độ tích cực đối với cuộc sống và bạn sẽ thấy rằng thực ra có nhiều thứ không đến nỗi tệ.
3. Chế độ ăn uống nhẹ nhàng
Thói quen ăn uống của người Nhật thường thiên về vị nhạt. Họ rất chú trọng đến mùi vị của thức ăn và sử dụng cách nấu ăn nhẹ nhàng, đơn giản nhất để giữ được chất dinh dưỡng của thức ăn ở mức tối đa. Do đó, những người từng đến Nhật Bản nói rằng họ không quen với khẩu vị nhạt của người dân nơi đây.
Theo thói quen thông thường, chúng ta thích ăn món có hương vị nặng (cay), hoặc đồ chiên, nướng, nhiều muối, nhiều đường... Tuy nhiên, thói quen ăn uống như vậy không chỉ gây hại cho vị giác và miệng mà còn làm tăng gánh nặng trao đổi chất của gan cũng như thận. Nó cũng có thể gây huyết áp cao, làm tăng lượng đường trong máu và các bệnh tim mạch, mạch máu não. Vì vậy, chúng ta phải học hỏi từ người Nhật về chế độ ăn uống và tránh những thực phẩm quá nhiều dầu mỡ như cá chiên, thịt rán...
4. Không ăn quá nhanh
Khi ăn, chúng ta cần nhai và nuốt chậm như người Nhật để tạo cảm giác no trơn tru hơn, điều này còn có thể làm giảm gánh nặng đường tiêu hóa. Trong cơ thể cũng sẽ có nhiều chỗ trống hơn cho quá trình tiêu hóa, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
5. Từ bỏ thuốc lá và rượu bia
Hút thuốc lá có thể gây ra nhiều loại bệnh về phổi, phế quản, tim và mạch máu. Chất hắc ín và nicotin có trong thuốc lá có hại cho cơ thể con người.
Uống một lượng nhỏ rượu có thể tăng tốc độ lưu thông máu và thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể. Nhưng uống quá nhiều trong thời gian dài có thể gây hại cho đường tiêu hóa, gan và thận. Do đó, nếu chúng ta muốn sống lâu hơn, hãy cố gắng hết sức để tránh tổn thương các chức năng của những cơ quan khác nhau trong cơ thể.
6. Đi chạy mỗi ngày
Thường xuyên chạy bộ hoặc đi bộ nhanh có thể làm tăng tốc độ tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các chất độc và rác trong cơ thể sẽ được bài tiết ra ngoài theo mồ hôi trong quá trình chạy, đồng thời điều này còn có lợi cho nhu động ruột, nhất là đối với những người thường xuyên ngồi văn phòng.
Chạy bộ trong vòng 40 - 50 phút có thể cải thiện tình trạng béo phì, đau thắt lưng, mệt mỏi, chóng mặt và những tình trạng khác do ngồi lâu. Vì tập thể dục sẽ làm tăng lượng oxy trong các cơ quan khác nhau của chúng ta. Nếu chúng ta kiên trì, chúng ta sẽ tràn đầy năng lượng mỗi ngày.
Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet
Pháp luật và bạn đọc