Nhật Bản phát hiện ‘kho báu’ hơn 400 tỷ USD lăn lóc trong… hộc tủ: Công ty mang bán hưởng phần trăm lợi nhuận, chủ sở hữu chỉ cho đi không nhận lại gì
Và chúng có thể là phao cứu sinh cho một gã khổng lồ kỹ thuật số của Nhật Bản đang có tốc độ tăng trưởng chậm.
- 10-06-2024Bán ròng hàng chục tỷ USD cổ phiếu, Warren Buffett đang gửi tín hiệu 'báo động đỏ' đến thị trường
- 10-06-2024Thế giới sắp "hết" vàng: Nơi tiềm năng đều đã khai phá, trữ lượng có thể khai thác ước tính chỉ còn 57.000 tấn
- 10-06-2024Mọi ánh mắt đổ dồ vào cuộc họp của Fed tuần này: Lãi suất có thể không đổi nhưng vẫn còn 5 câu hỏi quan trọng cần lời giải đáp
Chợ đồ cũ Mercari ở Hiroshima, Nhật Bản, bắt đầu thử nghiệm thu thập những món đồ không dùng đến trong các hộ gia đình thông qua nhà sản xuất đồ uống men vi sinh Yakult Honsha.
Trong cuộc thử nghiệm này, các nhân viên giao hàng tận nhà – thường được gọi là “quý cô Yakult” – sẽ tận dụng mối quan hệ lâu năm với khách hàng để thực hiện truy tìm “kho báu” chôn trong tủ quần áo hoặc ngăn kéo. Khi khách hàng đồng ý và họ phát hiện được món đồ nào đó, đại diện bán hàng sẽ thu nhận và đăng bán lại trên ứng dụng của Mercari.
Một nghiên cứu chung năm 2023 của Mercari và Viện nghiên cứu NLI ước tính, các hộ gia đình Nhật Bản nắm giữ các sản phẩm cũ chưa sử dụng trị giá hơn 66 nghìn tỷ yên (423,38 tỷ USD). Và chúng có thể là phao cứu sinh cho một công ty đang có tốc độ tăng trưởng chậm. Nhờ các quý cô Yakult, giờ đây Mericari có cơ hội vực dậy công ty.
Bà Yoshiko Kuroda, 91 tuổi, sống tại thành phố Miyoshi, Hiroshima. Đầu năm nay, bà đã đóng cửa cơ sở kinh doanh đồ đất nung của gia đình. Cửa hàng này đã tồn tại hơn 80 năm và hiện chưa biết xử lý ra sao với những món đồ chưa bán. Vì vậy, bà đã nhờ sự trợ giúp của quý cô Yakult hàng tuần.
Một người phụ nữ bán Yakult đã giúp bà phân loại đồ đạc. Đối với họ, việc tìm đồ, thu thập và đóng gói làm tăng khối lượng công việc. Nhưng điều đó không thành vấn đề nếu họ có thể giành được sự tin tưởng sâu sắc hơn từ khách hàng.
Cuộc thử nghiệm đang diễn ra tại thành phố Miyoshi và Akitakata ở Hiroshima, nơi các quý cô Yakult giao hàng tận nhà các loại đồ uống lên men. Việc chính quyền thành phố cùng tham gia đảm bảo cho người dùng rằng dịch vụ này là hợp pháp. Yakult sẽ đưa các mặt hàng thu thập được vào ứng dụng Mercari nhắm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mercari thu 10% hoa hồng và 90% còn lại được Yakult sử dụng cho các hoạt động đóng góp xã hội mà công ty cộng tác với chính quyền thành phố và các tổ chức phúc lợi.
Về phía chủ nhân của "kho báu", họ sẽ không nhận được tiền khi đã đồng ý cho đi.
Sau khi nghe về cuộc thử nghiệm, ông Katsuhisa Oda, 80 tuổi, đã mang quần áo, thắt lưng kimono mùa hè và các vật dụng khác đến văn phòng Miyoshi của Yakult. Ông nói: “Nhà tôi chắc chắn còn nhiều thứ hơn thế”.
Mercari đã tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương. Phó chủ tịch chính sách công và quan hệ Noriaki Yoshikawa tại Mercari cho biết công ty sẽ tìm kiếm thêm sự hợp tác với các doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy tái sử dụng hàng hoá.
Tính đến đầu năm 2024, toàn bộ thành phố Miyoshi có 36,4% dân số là người cao tuổi, cao hơn con số trung bình toàn tỉnh Hiroshima là 29,7%. Theo khảo sát chung của Mercari và NLI Research, tài sản ẩn giấu trong nhà của các cặp đôi độ tuổi 50 và những người sống một mình ở tuổi 60 ước tính khoảng 1,32 triệu yên, cao hơn mức trung bình là 1,11 triệu yên.
Cuộc thử nghiệm này có thể đưa Mercari vào con đường phát triển mạnh mẽ hơn. Trong năm kinh doanh tính đến tháng 6, công ty dự kiến tổng giá trị hàng hoá phân khúc này sẽ tăng 10%, nhưng không đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân trung hạn là 15% trong 3 năm.
Để tăng tổng giá trị hàng hóa được giao dịch trên ứng dụng, Mercari cũng đang làm cho ứng dụng của mình trở nên thân thiện hơn với người dùng hiện tại bằng cách đơn giản hóa quy trình niêm yết hàng hóa.
Nhưng một câu hỏi lớn đặt ra cho chương trình này là Mercari có thể mở rộng đến mức nào, nếu chủ sở hữu tài sản mãi chỉ quyên góp mà không thu được lợi nhuận?
Theo Nikkei Asia
Nhịp Sống Thị Trường