Nhật Bản tìm ra cách gỡ quả bom hẹn giờ nhân khẩu học?
Nhật và Đức có thể đang ngồi trên những quả bom nhân khẩu học hẹn giờ khi dân số già kéo lùi sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tin tốt là cả hai quốc gia này đều đi đầu trong cuộc cách mạng robot.
- 29-05-2017Kinh tế Trung Quốc đang lâm vào vết xe đổ của Nhật Bản?
- 25-05-2017Sinh viên Việt Nam đang đổ vào Nhật Bản và những tính toán xa xôi của Tokyo
- 24-05-2017Nhật Bản đã chứng minh rằng: In thêm tiền có thể là một ý tưởng tốt
- 22-05-2017Khủng hoảng sinh sản Nhật Bản và những tai ương chưa từng có với nền kinh tế
- 20-05-2017Triều Tiên cảnh báo Nhật Bản sẽ phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp
- 19-05-2017Nội các Nhật Bản thông qua dự luật cho phép Nhật hoàng thoái vị
Theo công bố mới nhất của Dịch vụ nhà đầu tư của Moody, việc tự động hóa và sử dụng robot trong các nhà máy có thể giảm bớt tác động của quả bom nhân khẩu học hẹn giờ mà Nhật và những quốc gia đang già hóa phải gánh chịu. Việc sử dụng robot trong cuộc khủng hoảng thiếu nguồn cung lao động sẽ là giải pháp tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng.
Trên thực tế, tỷ lệ người phụ thuộc, phần lớn là những người trên 65 tuổi, dự kiến sẽ tăng lên ở Nhật và Đức. Tuy nhiên, quả bom nhân khẩu học không còn là điều quá đáng ngại khi cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này đều đang đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển robot.
5 nước đi đầu trong cuộc cách mạng Robot.
Khoảng ¾ doanh số toàn cầu về công nghiệp robot tập trung ở 5 quốc gia là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Đức, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực điện tử và ô tô. Trong số này, 3 nước châu Á đã tiêu thụ một nửa số robot công nghiệp toàn cầu suốt từ năm 2013, trong đó Trung Quốc dẫn đầu.
Tuy nhiên, Dịch vụ nhà đầu tư của Moody cũng cảnh báo tác động từ việc robot hóa. Nó sẽ mang lại lợi ích cho các nước phát triển đang già hóa nhưng các quốc gia đang phát triển có thể phải gánh chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là các nước như Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia - với hàng công nghệ cao xuất khẩu chiếm hơn 50% GDP. Các quốc gia có mức lương thấp như Ấn Độ hay Indonesia cũng phải đối mặt với những thách thức.
“Ngoài ra, việc sản xuất cũng có thể được chuyển tới các trung tâm chuyên dụng, với cơ sở hạ tầng và máy móc tốt hơn, nhằm tận dụng công nghệ và tạo lợi thế cạnh tranh. Trong trường hợp này, một số nền kinh tế đang nổi có thể mất thị phần xuất khẩu vì công nghệ mới tạo ra những thay đổi với phương thức sản xuất và thương mại”, Moody nhấn mạnh.