MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhật Bản và ván bài nâng tầm ảnh hưởng ở châu Á

18-07-2018 - 09:52 AM | Tài chính quốc tế

Chính phủ Nhật Bản và khu vực tư nhân của nước này đang tái khẳng định tầm ảnh hưởng của mình tại trong và ngoài châu Á.

Trong thời gian qua, sự khó đoán trong phong cách lãnh đạo của ông Trump cùng với sự kiện Anh rời khỏi EU đã khiến Trung Quốc nhanh chóng trở thành nhân tố đem đến sự ổn định trên các thị trường, trong lĩnh vực tài chính, kinh tế và thương mại. Trong khi Tổng thống Trump luôn có những động thái đe dọa đảo lộn trật tự vốn có, những thứ như siêu dự án cơ sở hạ tầng thúc đẩy kết nối mang tên Sáng kiến Vành đai, Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình lại là một ví dụ rõ rệt cho thấy Trung Quốc sẵn sàng gánh vác vai trò đầu tàu.

Trong bối cảnh đó, đã đến lúc các công ty Nhật Bản và chính sách kinh tế của Tokyo, chưa kể các chương trình viện trợ phát triển mà Nhật Bản thường thực hiện, bắt tay hành động để nâng tầm ảnh hưởng của Nhật ở châu Á. Một nguyên nhân phụ khác là Mỹ, đồng minh kinh tế và an ninh thân cận nhất từ năm 1945, đang dần chú trọng nội bộ và trở nên khó đoán trước.

Nhật Bản cần đa dạng hoá danh mục của mình. Quốc gia này muốn quay trở lại cuộc chơi và đang tăng cường tìm kiếm đối tác ở bất cứ đâu có thể. Ấn Độ tỏ ra rất hứng khởi thiết lập quan hệ đối tác cùng Nhật. Tháng 9 năm ngoái, hai ông Shinzo Abe và Narendra Modi đã cùng nhau công bố kế hoạch xây dựng đường tàu cao tốc shinkansen tại Ấn Độ chủ yếu do Nhật Bản tài trợ. Ấn Độ nhận được cơ sở vật chất, và các công ty Nhật Bản như Hitachi và Kawasaki Heavy nhận được hợp đồng. Một vài tháng trước, hai nhà lãnh đạo đã tiết lộ ý tưởng xây dựng Hành lang Tăng trưởng Á-Phi với mục tiêu phát triển chung tại châu Phi và cạnh tranh với sự xâm nhập ngày càng lớn của Trung Quốc tại đây.

Tại Đông Nam Á, các công ty Nhật Bản cũng giành chiến thắng trong cuộc đua cơ sở hạ tầng. Không chỉ bỏ xa các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực kinh doanh tại 10 nước ASEAN, Nhật Bản còn chiếm lĩnh trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại châu Á. Cùng với Mỹ và EU, Nhật Bản chiếm hơn 50% tổng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mà châu Á nhận được trong năm 2015.

Điều kiện tại nước nhà là một trong những nguyên nhân khiến Nhật Bản lấy lại hứng thú với thị trường nước ngoài. Thủ tướng Abe và Thống đốc NHTW Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã cùng nỗ lực nhằm hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản. Kết quả thu được chưa thực sự thỏa mãn. Giảm phát không còn và kế hoạch chi tiêu vốn khá hứa hẹn; song vấn đề dân số giảm và già hóa dân số vẫn chưa thể cải thiện. Do đó triển vọng đạt được mức thu nhập và tăng trưởng ổn định có nhiều tiềm năng hơn khi tiến hành đầu tư ở ngoài biên giới.

Các công ty Nhật Bản đầu tư trực tiếp khá nhiều tại Trung Quốc, và do đó, Nhật Bản cần đa dạng hoá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn khá cao khi xét trên mọi mặt, dù đã giảm nhiệt khá nhiều trong một thập kỷ trở lại đây và có khả năng tiếp tục suy giảm xuống còn khoảng 6% trong một vài năm tới.

Giống như các nhà đầu tư nước ngoài khác, các công ty Nhật Bản nhạy cảm với các căng thẳng ngoại giao. Hãy thử tưởng tượng nếu thủ tướng Nhật Bản đưa ra một quan điểm làm phật ý Bắc Kinh, thì ngay lập tức nhà máy Nhật Bản tại Quảng Châu sẽ ngừng hoạt động, hoặc tương tự như tập đoàn Lotte Hàn Quốc, vấn đề an toàn cháy nổ bỗng chốc trở thành một vấn đề gây tranh cãi.

Mọi chuyện hoàn toàn khác khi Trung Quốc xây dựng nền kinh tế của mình và cần theo kịp các cường quốc công nghiệp. Thời đại đó đã chấm dứt. "Made in China 2025", một sáng kiến mới của ông Tập Cận Bình, có thể sẽ mở rộng các cơ hội đầu tư cho công nghệ, nhưng mục tiêu vẫn là làm lợi cho Trung Quốc.

Ý tưởng "chiến lược phương nam" của Nhập Bản đã có từ lâu. Theo Corey Wallace trong International Affairs, chiến lược này ra đời từ thời Minh Trị vào cuối thế kỷ 19. Khi đó, chiến lược này bao gồm cả quân sự và thương mại.

Dù đa dạng hoá danh mục theo cách nào, Nhật Bản đang gửi đi một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc vẫn chưa đánh bại mọi đối thủ.


Quỳnh Mai

Bloomberg

Trở lên trên