Nhật ký Amazon - 'địa ngục trần gian': Không được phép ngồi, ra vào khó như an ninh sân bay, bị giám sát cả giờ đi toilet đến mức phải tiểu vào chai... (P1)
Người Amazon rời khỏi trạm làm việc của họ để đi vệ sinh sẽ được các nhân viên cấp cao săn lùng ngay lập tức.
Được định giá gần 1.000 tỷ USD, Amazon là một trong những công ty quyền lực nhất thế giới hiện nay. Gã khổng lồ bán lẻ hiện có hơn 600.000 nhân viên, vận hành khoảng 100 trung tâm phân loại và đóng gói ở Bắc Mỹ, đưa khoảng 1 triệu mặt hàng đến tay người tiêu dùng mỗi ngày. Nhưng điều Amazon làm được không chỉ là bán lẻ. Amazon còn xuất bản sách và truyện tranh, tài trợ cho phim và các show truyền hình, vận hành một trang trại gió ở Texas, lắp ráp robot, bán thuốc theo đơn và vận hàng các dịch vụ web từ Medium cho đến CIA. Đó còn chưa kể các thương hiệu mà ông lớn này mua lại như Twitch, IMDB, Zappos và Whole Foods,…
Gần như tất cả chúng ta đều sử dụng dịch vụ nào đó của Amazon, theo cách này hay cách khác. Nhưng hiện trạng làm việc của nhân viên của Amazon đang như thế nào? Hãy cùng đến với series Nhật ký Amazon để tìm hiểu về công việc của nhân viên ở mọi cấp độ trong đế chế này.
Khi Jeff Bezos đang suy nghĩ tên cho công ty mới của mình vào năm 1994, Relentless là biểu ngữ gần nhất liên quan đến việc cắt giảm. Bạn bè cảnh báo Bezos rằng nó nghe có vẻ nham hiểm và cuối cùng Amazon đã được chọn để trở thành cái tên làm nên lịch sử. Nhưng có vẻ Relentless vẫn có một ý nghĩa nào đó với Bezos, đến mức ông ta đã đăng ký một tên miền cho tên này. Nhập Relentless.com, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang web của Amazon.
Quay trở lại năm 2013, tôi đã làm việc 6 tháng tại kho Hemel Hempstead và khám phá ra thực tế làm việc không ngừng nghỉ của nhân viên đằng sau thương hiệu nghìn tỷ USD này.
Nhắc đến Amazon với những người làm việc tại các kho thì những cuốn sách giá rẻ, giao hàng chỉ sau một cú nhấp chuột và nụ cười thường trực dường như không phải là điều khiến người ta phải bận tâm. Tôi đã làm việc cho Amazon được 6 tháng vào năm 2013. Khi ai đó nhắc đến Amazon với tôi, tâm trí tôi lóe lên những cụm từ như: 60 giờ mỗi tuần, mục tiêu hiệu quả vượt trội, hà khắc, bệnh tật và trầm cảm. Làm việc không ngừng, núi công việc đằng sau vẻ hào nhoáng người tiêu dùng nhìn thấy là thực tế của các công nhân Amazon.
Giống như nhiều người làm việc tại kho của Amazon, công việc đến với tôi thông qua một công ty trung gian. Ra trường với tấm bằng tiếng Anh, tôi cảm thấy bị kiệt sức và không chắc nên làm gì tiếp theo, tôi đã phải vật lộn để có được việc làm. Mùa hè đó với tôi chẳng có gì ngoại trừ một vài cuộc phỏng vấn khủng khiếp, tôi đã điều chỉnh yêu cầu của mình và đăng ký với một nhà tuyển dụng, hy vọng sẽ nhận được công việc hành chính nào đó.
Tôi nhận được cuộc gọi từ công ty Transline trong vòng 1 tuần. Không có cuộc phỏng vấn, chỉ có một buổi kiểm tra, việc tôi cần làm là ký một số mẫu đơn và làm xét nghiệm ma túy. Tôi được cho biết rằng nếu tôi đã hút cỏ trong sáu tháng qua, họ sẽ biết và không thuê tôi. Tôi đã tìm kiếm công việc trong 3 tháng rồi nên thời điểm này, tôi sẵn sàng nhận bất cứ việc gì người ta mang đến. Bỏ đi 3 năm với những lý thuyết và mơ mộng, tôi chấp nhận vứt bỏ những cuốn sách để đối mặt với những thử thách. Một công việc thực sự của tầng lớp lao động chân tay.
Việc ngồi hoàn toàn bị cấm trừ khi bạn có khuyến cáo về y tế.
Trong ngày làm việc đầu tiên, có 30 người giống như tôi. Màn giới thiệu diễn ra nhanh chóng. Tổ trưởng là người phụ nữ Ba Lan có giọng cao, cô ta dẫn chúng tôi một vòng quanh kho và chỉ qua cho chúng tôi về máy móc. Hàng loạt các trạm đóng gói bên sườn băng tải chứa đầy các hộp màu vàng kèm theo bộ dụng cụ. Người này đứng sau người khác, những người Amazon đứng ở trạm của họ với đôi bàn tay bận rộn và chỉ có thể nhìn thấy trong khoảng trống giữa bàn và kệ. Khi kết thúc chuyến tham quan, chúng tôi đã ngồi trong phòng hội thảo trên lầu để xem video. Video này nói rằng ở Amazon có một nỗi ám ảnh về khách hàng. Do đó chúng tôi có quyền quyết định có gia nhập nơi này hoặc không. Sau đó, chúng tôi được đưa vào làm việc.
Các kho hàng của Amazon được gọi là trung tâm hoàn thiện đơn hàng. Hàng hóa bắt đầu được đưa đến nơi, chúng được dỡ xuống hàng loạt và được vận chuyển đến một "chiếc lồng", một tòa tháp lưới khổng lồ có danh mục các sản phẩm của Amazon và nơi chọn đơn hàng và quét chúng vào các bộ đếm. Hàng hóa sau đó sẽ được chuyển lên một băng chuyền để đưa chúng đến đóng gói trên sàn chính, từng đơn hàng được đóng gói và đưa chúng trở lại vào một băng chuyền khác để trượt xuống khu vực ban đầu. Mỗi vật phẩm và hộp đều được mã hóa và theo dõi qua từng giai đoạn của quy trình.
Tôi làm trong vị trí đóng gói. Công việc chính của vị trí này như sau: Ca làm việc sẽ kéo dài trong 10,5 giờ cùng với 3 lần nghỉ (hai lần nghỉ 15 phút và một lần nghỉ 30 phút). Thời gian còn lại, bạn phải đứng cạnh máy trạm và đóng gói. Để bắt đầu, tôi đã đặt các đơn hàng cỡ vừa và nhỏ trước: DVD và CD vào hộp cỡ nhỏ và hộp hàng vào các thùng lớn hơn. Bạn có mọi thứ bạn cần tại bàn. Một màn hình máy tính, máy in và máy quét giúp chỉ ra những thứ cần được đóng gói vào đơn hàng và in nhãn.
Trạm của bạn đầy hàng hóa xếp chồng lên nhau với một loạt các hộp xếp phẳng, băng keo, con lăn và dao. Việc ngồi hoàn toàn bị cấm trừ khi bạn có khuyến cáo về y tế. Tốc độ bạn làm việc sẽ cao hơn khi khoảng không giữa eo và 2 cánh tay không bị vướng. Những hộp mới sẽ được bổ sung ngay khi bạn ra ngoài và hàng hóa sẽ được sắp xếp nhiều hơn nếu băng chuyền bên cạnh bạn bị hỏng. Bạn không có lý do gì để rời khỏi máy trạm của mình cả.
Dây đeo cổ tay nhân viên để theo dõi các chuyển động, dây đeo này sẽ rung lên để thúc đẩy họ làm việc khi chúng nghĩ rằng họ đang nghỉ ngơi
Nhịp công việc không ngừng nghỉ. Mỗi giai đoạn của quá trình đều được tối ưu hóa, không được có bất kỳ sự uể oải hay thời gian chết nào cả. Trong công việc chân tay thế này, mọi thứ cứ thế lặp đi lặp lại chẳng hề có thay đổi. Amazon hiểu rõ điều này. Chẳng có thời gian nghỉ ngơi trong lúc làm việc bởi những gì bạn làm đơn thuần là một công việc lặp lại nhiều lần. Đóng gói thì chỉ đóng gói thôi.
Dữ liệu chính là mấu chốt đem đến hiệu quả này. Amazon thu thập thông tin về hầu hết mọi thứ mà công nhân của họ làm - từ tốc độ đóng gói đến thời gian chết - sau đó so sánh nhân viên dựa trên các số liệu này. Amazon luôn tìm cách thu thập thêm thông tin. Ví dụ như gần đây Amazon đã có bằng sáng chế cho dây đeo cổ tay nhân viên để theo dõi các chuyển động, dây đeo này sẽ rung lên để thúc đẩy họ làm việc khi chúng nghĩ rằng họ đang nghỉ ngơi. Amazon sẽ đánh giá các nhân viên với nhau và loại bỏ những người làm việc hiệu suất thấp nhất để đảm bảo rằng lực lượng lao động của họ liên tục phát triển. Theo một cuộc điều tra năm 2015 của New York Times, một cựu giám đốc nhân sự của Amazon đã gọi văn hóa này là "Chủ nghĩa Darwin có chủ đích".
Cẩm nang Amazon tự hào rằng họ giữ nhân viên của mình theo các tiêu chuẩn, có thể nói là "cao vô lý". Ở khu vực của tôi, mục tiêu cần đạt được là 104 gói hàng mỗi giờ. Trên thực tế, mục tiêu sẽ khoảng 120 gói mỗi giờ, vì Transline - công ty của tôi sẽ liên tục ghi mức trung bình thấp hơn so với tốc độ đóng gói theo thời gian thực mà tôi chạy trên màn hình. Amazon có một số trung gian tạm thời, họ sẽ "chăm sóc" nhân viên trong khu vực mình bằng cách đi xung quanh với một bảng để cho biết liệu bạn có đạt được mục tiêu hay không. Khi tốc độ của bạn giảm ngay lập tức sẽ có người nói cho bạn biết.
Sau một tháng làm việc, tôi đã tìm ra điều gì đã làm giảm số lượng của tôi. Hãy nhớ rằng một ngày làm việc tại Amazon bao gồm hai đợt nghỉ có lương 15 phút và một đợt nghỉ trưa không lương 30 phút. Máy tính máy trạm của bạn kết nối với cơ sở dữ liệu sản phẩm của Amazon khi bạn quét các mục, trong đó quy định loại hộp nào là bắt buộc, in nhãn và theo dõi tốc độ gói của bạn. Tất cả được tính dựa trên số lượng mục bạn quét mỗi giờ. Có nhiều mã khác nhau để đăng xuất cho từng loại nghỉ, trả lương và không trả lương.
Mặc dù ban đầu tôi nghĩ rằng sự khác biệt giữa máy đếm và số công ty trung gian ghi nhận là do Transline hạ thấp hiệu suất của chúng tôi cho mục đích riêng của họ. Nhưng thực tế là việc đăng xuất để nghỉ giải lao trên hệ thống của Amazon sẽ khiến tỷ lệ đóng gói bị giảm xuống. Về cơ bản, Amazon đã khiến chúng tôi buộc phải làm việc cực kỳ chăm chỉ mà không bị coi là xâm phạm đến quyền được nghỉ ngơi của chúng tôi.
Với tỷ lệ 104 gói hàng một giờ, bạn buộc phải làm việc với tốc độ cực nhanh. Đây là quá trình bạn phải nhặt một loạt các mặt hàng, chọn mặt hàng, quét nó để đưa ra các thông tin chi tiết, in nhãn, chọn chính xác loại hộp, ráp hộp, đặt hàng vào cùng hóa đơn, chèn thêm đồ để không bị lỏng, dán băng keo, dán nhãn thông tin bưu chính lên, sau đó đặt gói hàng lên băng chuyền để đi đến điểm đến tiếp theo. Với 120 gói hàng mỗi giờ, tức là bạn sẽ có khoảng 30 giây để làm tất cả điều này.
Nhiều nhân viên sợ việc phải nghỉ, nhiều người thậm chí còn đi tiểu vào chai ngay tại bàn của họ.
Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Amazon trở thành doanh nghiệp đầu tiên tự động hóa hoàn toàn. Một công ty bực bội ngay cả với quyền cơ bản nhất của nhân viên là được nghỉ ngơi sẽ chỉ khiến mọi người thất vọng về mục tiêu của mình. Người Amazon rời khỏi trạm làm việc của họ để đi vệ sinh sẽ được các nhân viên cấp cao săn lùng ngay lập tức. Nhiều nhân viên sợ việc phải nghỉ, nhiều người thậm chí còn đi tiểu vào chai ngay tại bàn của họ. Tất cả các theo dõi đều được ghi lại. Như vậy, mọi thứ bạn cần làm đều phải được thực hiện vào giờ nghỉ của bạn. Nhưng với quy mô của nhà kho và thực tế là để vào và ra khỏi nó, bạn phải thông qua an ninh cấp sân bay. Bởi vậy, bạn sẽ phải mất 3 đến 4 phút để quay trở lại căng tin. Nếu bạn có đủ 5 phút để ngồi xuống thì cũng tốt lắm rồi.
Quản lý khu vực của tôi là một chàng trai tên là Rich (tên đã thay đổi). Anh ta là một trong những người dễ nóng giận mà bạn thỉnh thoảng gặp trong đời. Anh ta có thể thay đổi thái độ chỉ trong giây lát. Anh ấy sẽ chào đón tôi một cách vui vẻ khi anh ta cần thứ gì đó, và tôi không bao giờ dám sửa anh ta. Trong các cuộc họp giao ban buổi sáng, Rich sẽ chuyển tiếp cho chúng tôi các số liệu thống kê của ngày hôm trước với 40 hoặc 50 nhân viên vây quanh anh ta. Nếu mục tiêu không được đáp ứng, anh ta sẽ tạo ra các mối đe dọa ngầm để quát nạt nhân viên.
Nhìn lại, tôi tự hỏi làm thế nào mà tôi làm việc được ở đó nhỉ. Tôi là một trong 15.000 công nhân mà Amazon tuyển vào mỗi năm vào dịp Giáng sinh. Vào mùa trái vụ, người Amazon làm việc 40 giờ một tuần, chia thành bốn ngày 10 giờ. Trong mùa cao điểm, theo báo cáo năm 2017 trên Independent, Amazon bắt buộc nhân viên làm 55 giờ một tuần. Họ khuyến khích nhân viên của mình làm việc tối đa 60 giờ theo quy định của luật pháp. Nếu không, tất nhiên những nhân viên này có thể hoàn thành công việc sớm và nghỉ việc thôi.
Một người thanh niên khỏe mạnh không vướng bận gia đình như tôi còn thấy công việc này rất mệt mỏi. Khi gia nhập công ty vào mùa thu, tôi phải thức dậy trước bình minh, ẩn mình trong nhà kho tăm tối suốt cả ngày và trở về nhà khi chẳng còn một tia nắng. Vào cuối mỗi ngày, tôi đều tắm nước nóng để xua tan một ngày mệt mỏi. Hạ mình xuống bồn tắm, tôi còn thấy lỗ chân lông của mình trống rỗng, còn dầu và bụi nổi trên mặt nước. Kiểm tra cơ thể, tôi thấy rằng mạch máu phía sau đầu gối bị vỡ, các đầu ngón tay xám xịt, các dấu vân tay như mòn đi. Bùi bẩn và mồ hôi từ nhà kho khiến bệnh chàm của tôi nghiêm trọng hơn. Việc thiếu ánh sáng và thời gian nghỉ đã khiến tôi chán nản…
Công việc vất vả như vậy nhưng công cuộc cạnh tranh ở Amazon thì vô cùng khắc nghiệt. Liệu nhân viên đóng gói đã phải là công việc tồi tệ nhất? Amazon đào thải người như thế nào? Mời các bạn theo dõi tiếp phần 2.
Trí thức trẻ