Nhật ký Amazon - 'địa ngục trần gian': Mang thai cũng không được ngồi, nhân viên nhiễm trùng và đau khớp, nghỉ phép 1 ngày bị đuổi việc luôn (P2)
Khả năng đạt được các mục tiêu của Amazon là một điều bất thường chứ không phải bình thường.
- 10-03-2019Vì sao Amazon và Microsoft lại đặt cược vào thị trường tiềm năng trị giá 10 nghìn tỷ USD này?
- 07-03-2019Cuộc chiến Thung lũng Silicon: Trí tuệ nhân tạo đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua "chip" giữa Amazon và Google như thế nào?
- 21-02-2019Amazon sẽ không “giết”nổi Walmart trên đấu trường trực tuyến?
Được định giá gần 1.000 tỷ USD, Amazon là một trong những công ty quyền lực nhất thế giới hiện nay. Gã khổng lồ bán lẻ hiện có hơn 600.000 nhân viên, vận hành khoảng 100 trung tâm phân loại và đóng gói ở Bắc Mỹ, đưa khoảng 1 triệu mặt hàng đến tay người tiêu dùng mỗi ngày. Nhưng điều Amazon làm không chỉ là bán lẻ. Amazon còn xuất bản sách và truyện tranh, tài trợ cho phim và các show truyền hình, vận hành một trang trại gió ở Texas, lắp ráp robot, bán thuốc theo đơn và vận hàng các dịch vụ web từ Medium cho đến CIA. Đó còn chưa kể các thương hiệu mà ông lớn này mua lại như Twitch, IMDB, Zappos và Whole Foods,…
Gần như tất cả chúng ta đều sử dụng dịch vụ nào đó của Amazon, theo cách này hay cách khác. Nhưng hiện trạng làm việc của nhân viên của Amazon đang như thế nào? Hãy cùng đến với series Nhật ký Amazon để tìm hiểu về công việc của nhân viên ở mọi cấp độ trong đế chế này.
Kỳ trước: Nhật ký Amazon - 'địa ngục trần gian': Không được phép ngồi, ra vào khó như an ninh sân bay, bị giám sát cả giờ đi toilet phải tiểu vào chai...
Tỷ lệ nhân viên bị đào thải ở mức đáng kinh ngạc. Tôi đã ước tính rằng 50% đồng nghiệp đóng gói xung quanh tôi đã bị cho nghỉ việc hoặc xin nghỉ mỗi ba tuần, họ được thay thế với những người hoàn toàn mới. Khả năng đạt được các mục tiêu của Amazon là một điều bất thường chứ không phải bình thường. Vì lý do này, trung tâm hoàn thiện đơn hàng là một nơi khó khăn để kết bạn. Những khuôn mặt quen thuộc rồi cũng sớm tan biến không một dấu vết.
Là một người sống sót sau cuộc khuấy động, bạn sẽ nhận thức sâu sắc về sự bấp bênh của vị trí công việc bạn đang làm và cạnh tranh nơi đây. Amazon tiết lộ về văn hóa tàn bạo của mình bởi vì họ phụ thuộc vào những người đủ cứng đầu để đảm bảo tỷ lệ hoàn thành, tuân thủ quy định của Amazon để giữ công việc. Với chế độ này thì cuối cùng công nhân chẳng còn cách nào khác ngoài chống lại nhau: tích trữ các gói dễ dàng hơn, giành lấy các trạm tốt nhất.
Văn hóa cạnh tranh ám ảnh được đưa vào Amazon trong tất cả các cấp. Nhìn lại, tôi thấy rõ rằng những người quản lý mà tôi coi thường có thể cũng chịu áp lực tương tự như chúng tôi. Vì vậy khi nói đến những như thống kê số gói hàng mỗi giờ, họ có thể đã bị cạnh tranh với các nhà kho khác rải rác khắp Vương quốc Anh. Chẳng ai đạt được thành quả rõ ràng cả.
Thậm chí tờ New York Times còn tiết lộ văn hóa làm việc độc hại ở ngay trụ sở chính tại Seattle, với những nhân viên thường phải khóc tại bàn làm việc. Tuy nhiên, mọi chuyện có thể được cân bằng với những thứ họ tạo ra, chưa kể mỏ vàng cổ phiếu của Amazon. Còn với chúng tôi, những người công nhân áo xanh với hợp đồng lao động không giờ thì chẳng bao giờ mơ đến ưu đãi như vậy cả.
Từ tháng 9 là bắt đầu vào đầu mùa cao điểm, lực lượng lao động kho gấp 3 lần trong bình thường. Rồi đến tuần đầu tiên của tháng 1, Amazon bắt đầu cắt giảm mạnh mẽ nhân viên tạm thời. Tôi đã tự hào một cách ngu ngốc rằng mình trụ ở đây thật lâu. Đến thời điểm này, tôi đã chuyển từ đóng gói sang chọn hàng, mặc dù không phải do lựa chọn của tôi.
Chọn hàng là công việc tồi tệ nhất trong kho và quản lý biết điều đó. Khi họ biết rằng bộ phận chọn hàng thiếu người, quản lý khu vực đã rút thăm tên để quyết định ai trong chúng tôi sẽ phải chuyển việc. Tôi là người được chọn. Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để đi xa đến mức này và rồi đột nhiên tôi phải làm lại từ đầu: thử nghiệm, làm việc với các mục tiêu mới chỉ để có thể giữ được công việc của mình.
Khu vực nhặt hàng nằm trong một cái lồng, một thư viện nhiều tầng, lờ mờ, dây lưới chằng chịt các sản phẩm của Amazon. Bọn tôi sẽ lấy một xe đẩy ngồi với hai hộp, cộng với một máy quét hiển thị vị trí vật phẩm và đếm ngược thời gian dự kiến sẽ thu thập từng vật phẩm. Máy sẽ đếm ngược cho bạn trong bao lâu để bạn đến được kệ và một lần nữa là thời gian vật phẩm sẽ mất để quét và cất gọn, thời gian hẹn giờ chỉ trong vòng 1 giây.
Sự tàn bạo của công việc này đã được phơi bày một cách rõ ràng nhất bởi chương trình Panorama của BBC. Chương trình đã bí mật quay những giám sát đang rình rập ở hành lang đến tiếng bíp không ngừng của bảng điều khiển. Bạn hầu như không thể đánh bại bộ đếm thời gian đâu, nên phải cố chạy đua từ vị trí này sang vị trí khác, giống như đang bị mắc kẹt trong trò chơi Supermarket Sweep vậy.
Một bài báo trên Financial Times từ năm 2013 khẳng định rằng nhân viên nhặt đồ có thể đi bộ lên đến 15 dặm mỗi ngày. Những nhân viên này có thể chạy tương đương với một cuộc đua marathon trong một ca. Ngay cả khi tôi vật lộn để đạt được chỉ tiêu của mình thì đây vẫn chưa phải là một phần việc tồi tệ nhất đối với tôi. Cái lồng bẩn thỉu. Hầu hết các hộp được phủ trong một lớp màng nham nhở, bạn sẽ được tắm bằng bụi mỗi khi kéo một cái từ trên cao xuống. Tôi rời công việc mỗi ngày với đôi bàn tay đen sạm.
Điều này làm cho bệnh chàm đã xấu của tôi nay lại càng tồi tệ hơn. Tôi hầu như sống với kháng sinh, vì những bệnh nhiễm trùng mà tôi đã mắc phải đã lan khắp cơ thể. Da tôi bị khô đến mức nứt nẻ và khóc đến mức đau nhói khớp khi di chuyển. Tôi đã mang thuốc mỡ vào nhà kho, nhưng tay tôi sẽ bị bẩn đến mức tôi chẳng thể bôi nó. Tôi chui qua các kệ để đầy vật phẩm như một con mối trong tổ của nó.
Tôi có thể làm gì khác đây? Amazon đã thực hiện một hệ thống chấm điểm, trong đó vắng mặt, bệnh tật và cả đình công đều bị tính. Ba lần đình công trong 3 tháng đồng nghĩa với việc bị sa thải. Về cơ bản thì tôi không dám bị bệnh. Mặc dù quy tắc này đã được hủy bỏ, nhưng tỷ lệ sức khỏe kém bất thường của các nhân viên trong công ty vẫn tồn tại. Trong năm 2018, công đoàn nước Anh đã phá hiện ra rằng có 600 xe cấp cứu đã bị gọi đến các trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon tại nước này trong 3 năm.
Có 115 cuộc gọi ra, so với chỉ 8 cuộc gọi của một nhà kho Tesco với kích thước tương tự trong cùng khoảng thời gian. Họ cũng chỉ trích về việc một phụ nữ mang thai nặng nề nhưng không được phép ngồi trong ca làm việc cùng nhiều nhân viên bắt đầu xuất hiện những vấn đề về cơ xương khớp bởi tính chất lặp lại của công việc. Gần 90% nhân công nói rằng họ phải trải qua nỗi đau không dứt khi làm việc.
Vài năm trước thì HuffPost cũng đã báo cáo về một trường hợp chết vì đau tim tại nhà kho ở Virginia. Điều này đặt ra nghi vấn rằng liệu Amazon có đang đẩy mọi người đi quá xa không. Trả lời cho vấn đề này thì ông Mike Roth, Phó chủ tịch vận hành khu vực Bắc Mỹ nói rằng các số liệu của Amazon hoàn toàn an toàn, công bằng và có thể đạt được.
Bất chấp tất cả điều này, khi trải qua dịp Giáng sinh, tôi đã tự hào về những gì mình chưa trải qua từ thời đi học. Tháng một qua đi rồi tháng hai lại đến, các hoạt động mùa cao điểm kết thúc, chúng tôi quay lại với tuần làm việc 40 giờ. Vài tuần sau kỳ nghỉ năm mới, tôi thấy số nhân sự ở nhà kho giảm một nửa. Những người quản lý thậm chí còn chúc mừng chúng tôi, có vẻ như tôi sẽ được ký hợp đồng thích hợp.
Tôi đã bị thôi thúc làm việc bởi nỗi sợ mất việc, nó lâu đến nỗi tôi đã quên mất cách để bản thân thư giãn. Vào giữa tháng 1, tôi đã xin phép có một ngày nghỉ cuối tuần vào tuần cuối cùng của tháng. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ có một ngày cuối tuần thực sự - ba ngày liên tiếp - lần đầu tiên trong 5 tháng. Tôi đã được người bạn tên Beth mời đến Norwich. Bạn tôi đã rủ tôi đi nghe nhạc rồi tụ tập. Thật tuyệt vời khi được gặp những người bạn. Tôi cảm giác như mình đang ở trong tăm tối một thời gian dài và đây là phần thưởng cho sự hi sinh của tôi. Tôi mong rằng mọi thứ sẽ dễ dàng hơn với tôi kể từ bây giờ.
Khi đang trở về nhà từ Norwich, tôi nhận được một cuộc gọi từ đại diện công ty Transline. Rằng bởi vì tôi đang ký hợp đồng không giờ nên tôi chẳng cần làm gì cả, tôi chỉ đơn giản là không cần đi làm nữa. Tôi đã bị đuổi việc. Tôi đã ngồi một góc ở ga Liverpool Street và khóc.
Sau 5 năm kể từ ngày đó, vốn hóa thị trường của Amazon đã tăng thêm 650 tỷ USD. Lợi nhuận tăng trong 15 quý liên tiếp. Jeff Bezos là người giàu có nhất trong lịch sử hiện đại. Mình ông ta thôi với khối tài sản 135 tỷ USD.
Amazon đã phát triển mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng lớn. Công ty không chỉ độc quyền xuất bản mà còn kiểm soát nền tảng chính cho toàn bộ ngành công nghiệp. Bộ phận Dịch vụ Web (AWS) của nó chiếm 44% thị phần điện toán đám mây của thế giới. Do đó, các công ty nhỏ hơn buộc phải đi theo đường của đối thủ cạnh tranh lớn nhất để tiếp cận thị trường, trao đi dữ liệu có giá trị.
Trong khi Amazon giữ giá thấp cho người tiêu dùng, họ khẳng định sự thống trị của mình trong các đấu trường khác. Khi mô hình kinh doanh của Amazon vẫn khiến người dùng hài lòng, sức mạnh cấu trúc không được kiểm soát mà nó mang lại sẽ trở thành mối lo ngại đối với chúng tôi với tư cách là công dân, công nhân và doanh nhân. Với tham vọng trở thành công ty mạnh nhất thế giới, Amazon đã mở các giới hạn, phơi bày những gì được chấp nhận trong hệ thống kinh tế hiện tại của chúng ta.
Trí thức trẻ /OZ